Tê đầu ngón tay: Phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất

03:02 Ngày 30/07/2020
Tê đầu ngón tay khiến bạn đau đớn, nóng rát, khó chịu khi vận động? Đây là biểu hiện của rất nhiều căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh ngoại biên. Cụ thể chẩn đoán và điều trị tê đầu ngón tay như thế nào cho đúng? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Hiện tượng tê đầu ngón tay là gì?

Tê đầu ngón tay là tình trạng tựa như kiến cắn hoặc châm chích ở khu vực đầu ngón tay. Bạn còn có thể cảm nhận được sự nóng rát ở đầu ngón tay và luôn thấy khó khăn trong cầm nắm mọi vật. Ban đầu cơn tê tay có thể nhẹ và biến mất sau khi bạn nghỉ ngơi nhưng về lâu dài bệnh có thể khiến bạn mất khả năng vận động.

Một số trường hợp nguy hiểm khác, tê đầu ngón tay kèm theo ngứa rát còn là dấu hiệu của bệnh đột quỵ, xuất huyết não. Trường hợp bạn thấy tay tê, ngứa, khó thở, chóng mặt, đau đầu, nói lắp, mất trí nhớ… cần phải ngay lập tức vào bệnh viện để được tư vấn điều trị sớm, tránh tình trạng đột quỵ bất ngờ.

Tê đầu ngón tay cảnh báo căn bệnh nguy hiểm nào?

1. Hội chứng ống cổ tay

Nguyên nhân gây tê đầu ngón tay có thể do hội chứng ống cổ tay. Căn bệnh này xảy ra khi hệ thần kinh ở bàn tay bị chèn ép hoặc tắc nghẽn dẫn đến máu không lưu thông được xuống đầu ngón tay, gây nên triệu chứng châm chích. Tình trạng tê và đau chủ yếu ở đầu ngón tay cái, ngón giữa và ngón trỏ.

Hiện nay Y học hiện đại thường sử dụng nẹp cách tay để giảm sưng ở bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay. Ngoài ra có thể thực hiện phương pháp tiêm hoặc phẫu thuật để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, các phương pháp này đều có thể không điều trị triệt để được bệnh.

2. Rễ thần kinh cổ

Nguyên nhân gây tê đầu ngón tay có thể do bệnh rễ thần kinh cổ. Đây là căn bệnh hình thành khi dây thần kinh ở vùng cổ bị viêm hoặc bị chèn ép dẫn đến máu lưu thông rất kém.

3. Bệnh tiểu đường

te-dau-ngon-tay-1

Ảnh hưởng dây thần kinh ngoại biên là biến chứng bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường có biến chứng nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng dây thần kinh ngoại biên, trong đó điển hình là triệu chứng tê bì chân tay. Hầu hết bệnh nhân khi bị biến chứng này thường cảm thấy tê nhức bàn chân trước, sau đó lan rộng lên vùng tay.

4. Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud là căn bệnh xảy ra khi động mạch máu ở vùng tay bị co thắt, điều này khiến máu không lưu thông được, làm tổn thương, hủy hoại tay.

5. Viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân gây tê đầu ngón tay cũng có thể là do bạn mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh lý rối loạn tự miễn, gây sưng, đau các khớp xương.

6. Thần kinh trụ bị chèn ép

te-dau-ngon-tay-2

Mô phỏng dây thần kinh trụ bị chèn ép

Bệnh lý này xảy ra khi dây thần kinh trụ bị chèn ép cao độ dẫn đến vùng tay bị tê nhức, nhất là ngón tay út và áp út.

7. Một số nguyên nhân khác

Một vài căn bệnh khác có thể dẫn đến tê đầu ngón tay như: bệnh amyloidosis, u nang bao hoạt dịch, hội chứng Guillain Barre, HIV – AIDS, bệnh Lyme, đa xơ cứng.

Ngoài ra, khi bạn sử dụng một số loại thuốc hóa trị đều có thể dẫn đến tác dụng phụ là tê nhức đầu ngón tay.

Chẩn đoán bệnh tê đầu ngón tay như thế nào cho đúng?

Hiện nay bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán triệu chứng tê đầu ngón tay là biểu hiện của bệnh gì bằng các phương pháp như sau:

- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ xem xét tay của bạn có bị chấn thương không, mức độ tê có kèm theo cơn đau không, bạn mắc tê tay lâu chưa…. Những câu hỏi này sẽ giúp bác sĩ xác định được phạm vị vấn đề tổn thương tay là do hệ thần kinh hay do sự vận động quá sức.

- Phương pháp chụp MRI:  Bác sĩ sẽ phát hiện các vấn đề ở xương cổ, vai, cổ tay, cánh tay, ngón tay thông qua hình ảnh chụp. Nếu phát hiện có xương trượt ra khỏi các vị trí này có thể do hệ thần kinh bị chèn ép.

- Xét nghiệm máu: Phương pháp này giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân gây tê bì đầu ngón tay là do xương khớp dạng thấp hay thiếu hụt vitamin B12.

Xem thêm: Tê bì chân tay do thoái hóa đốt sống cổ và những hệ lụy bạn chưa biết

Điều trị tê đầu ngón tay như thế nào cho hiệu quả?

- Điều trị bằng thuốc Tây y:

Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định cho bạn dùng các loại thuốc OTC để giảm viêm, giảm đau. Ngoài ra chỉ định tiêm steroid cũng có thể kết hợp trong điều trị.

- Đeo nẹp để giữ dây thần kinh:

Một số trường hợp dây thần kinh bị chèn ép có thể sử dụng nẹp để giảm đau, giảm sưng, ngăn ngừa chèn ép hệ thần kinh.

- Phương pháp phẫu thuật:

Phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp bị bệnh ống cổ tay, đau dây thần kinh trụ. Tuy nhiên biện pháp này không được đánh giá cao vì dễ tái phát.

- Điều trị bằng thảo dược Đông y:

Y học cổ truyền cho rằng tê đầu ngón tay chủ yếu ảnh hưởng bởi máu huyết không thông. Do vậy, chữa bệnh tận gốc là tác động vào máu huyết làm tăng hệ tuần hoàn máu, đồng thời hỗ trợ mạch máu, giảm thương tổn, tắc nghẽn ở mạch máu là cách tốt nhất để loại bỏ cơn tê tay tận gốc. Đông y có rất nhiều bài thuốc ứng dụng qua hàng nghìn năm điều trị bệnh lý này đem lại hiệu quả cao và không gây tác dụng phụ.

Tĩnh mạch linh – Giải pháp giảm tê đầu ngón tay từ thảo dược Đông y

tinh-mach-linh-3

Tĩnh mạch linh - Sản phẩm hỗ trợ trị tê bì chân tay

Tĩnh mạch linh là sản phẩm được tinh chiết 100% từ những dược liệu quý của Y học cổ truyền mang lại công dụng:

- Hỗ trợ lưu thông khí huyết, tăng cường sức bền thành mạch.

- Hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.

- Tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Tĩnh mạch linh ứng dụng bài thuốc cổ Ngọc bình phong tán tăng cường chính khí, chống ngoại tà xâm nhập. Đồng thời sản phẩm còn gia giảm thêm các vị thuốc:

- Đan sâm, Xích thược, Ngưu tất, Đương quy: Thảo dược vàng trong việc tăng cường bồi bổ máu huyết cho cơ thể, tăng sức bền thành mạch.

- Hoa hòe: Giúp mạch máu lưu thông, chống xơ hóa thành mạch.

- Thiên niên kiện: Thảo dược trị tê bì chân tay hữu hiệu nhất.

Sản phẩm Tĩnh mạch linh an toàn và không gây tác dụng phụ cho người dùng nên bạn có thể yên tâm sử dụng hàng ngày.

 

Tags: Suy giãn tĩnh mạch , Bệnh lý tĩnh mạch nông
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Tê đầu ngón tay: Phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức