Điều trị đau cổ vai gáy theo Y học cổ truyền có hiệu quả không?
1. Nguyên nhân gây bệnh đau cổ vai gáy theo Y học cổ truyền
Đau vai gáy là căn bệnh phổ biến thường gặp ở người cao tuổi và những người làm công việc văn phòng. Theo Đông y, nguyên nhân gây đau cổ vai gáy là do:
- Do cơ thể không đủ vệ khí dẫn đến phong hàn thấp xâm nhập, kinh lạc thương tổn dẫn đến khí huyết không được điều hòa, máu không thông gây đau nhức, ứ trệ.
- Do can thận hư dẫn đến khí huyết suy giảm, thận thương tổn. Hệ quả của điều này là cốt tủy không nhận được dinh dưỡng từ máu huyết dẫn đến đau vai gáy.
- Do những thói quen không tốt cho vai gáy như đi ngủ dùng gối quá cao, ngồi làm việc sai tư thế…
Đau cổ vai gáy khiến bạn vô cùng khó chịu
2. Dấu hiệu nhận biết đau cổ vai gáy
Người bệnh mắc đau cổ vai gáy sẽ có các triệu chứng như:
- Vai gáy căng cứng, đau 1 bên hoặc cả 2 bên xung quanh cổ.
-Gặp khó khăn trong hoạt động cổ.
- Nếu dùng tay ấn vào vùng cổ sau gáy vừa thấy đau vừa thấy phồng lên rõ rệt.
- Đau cổ vai gáy đi kèm với các triệu chứng sợ lạnh, mệt mỏi, mạch phù.
- Tình trạng đau có thể xuất hiện đột ngột sau khi thức dậy hoặc do mang vác các vật nặng.
Đau cổ vai gáy cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe.
3. Một số bài thuốc chữa đau cổ vai gáy theo Y học cổ truyền
3.1. Bài thuốc trị thể phong hàn thấp
- Đối tượng áp dụng: Người bệnh bị phong hàn (lạnh) xâm nhập, cảm thấy đau vùng đòn chum, đau cơ thang, khó quay cổ, lưỡi rêu trắng, sợ lạnh, phù mặt.
- Pháp trị: tán phong, đả thông kinh mạch.
- Bài thuốc 1:
Can khương 8g Cam thảo 6g
Thương truật 8g Quế chi 8g
Phục linh 12g Xuyên khung 12g
Ý dĩ 12g.
- Cách dùng: Đem sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
- Bài thuốc 2: Trước ý thang:
Khương hoạt 12g Quế chi 8g
Độc hoạt 12g Tần giáo 12g
Xuyên khung 10g Chích cam thảo 6g
Cành dâu 40g Đương quy 12g
Mộc hương 8g.
- Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
3.2. Bài thuốc trị thể can thận hư
- Đối tượng áp dụng: Người bệnh cảm thấy đau cứng gáy, cúi xuống hay quay cổ đều khó nhọc, đau lan rộng xuống tay, tê mỏi, lưỡi rêu đỏ, mạch tế sác.
- Pháp trị: Bổ phế, can thận, trừ phong thấp.
- Bài thuốc Quyên tý Thang:
Phòng phong 12g Khương hoạt 8g
Nghệ vàng 12g Xích thược 12g
Đương quy 12g Hoàng kỳ 12g.
- Cách dùng: Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
- Bài thuốc bổ thận tráng cân thang:
Ngưu tất 12g Đương quy 12g
Thục địa 16g Thanh bì 10g
Ngũ gia bì 12g Sơn thù 8g
Bạch linh 12g Đỗ trọng 10g.
- Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
3.3. Bài thuốc trị thể phong thấp nhiệt
- Đối tượng áp dụng: Người bệnh đau vai gáy kèm theo các triệu chứng cảm cúm, khó cử động cổ, đau khắp người, sợ lạnh, lưỡi rêu trắng, mạch phù sác.
- Pháp trị: Cần áp dụng bài thuốc đả thông kinh mạch, thanh nhiệt giải độc, bổ huyết tán phong, trừ thấp.
- Bài thuốc Sài cát giải cơ thang:
Bạch chỉ 10g Khương hoạt 8g
Cát cánh 12g Bạch thược 12g
Thạch cao 12g Hoàng cầm 8g.
- Cách dùng: Đem sắc thuốc mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
3.4. Bài thuốc trị thể huyết ứ
- Đối tượng áp dụng: Bệnh nhân có biểu hiện vùng gáy đau cứng, khó cử động, cơn đau dữ dội kèm theo tê bì chân tay, mạch trầm sác, lưỡi tím thâm.
- Pháp trị: Bổ sung các thảo dược hành khí, thông lạc, hoạt huyết.
- Bài thuốc Tứ vật đào hồng thang:
Thục địa 12g Xuyên khung 10g
Xích thược 12g Đương quy 12g
Hồng hoa 6g Đào nhân 8g
- Cách làm: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
- Bài thuốc Thư cân hoạt huyết thang:
Kinh giới 10g Phòng phong 12g
Thanh bì 8g Tục đoạn 16g
Độc hoạt 12g Đương quy 12g
Ngưu tất 16g Ngũ gia bì 16g
Đỗ trọng 16g Hồng hoa 10g.
- Cách dùng: Đem sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.
Ngoài thuốc uống như trên bạn có thể chuẩn bị thêm thuốc đắp bên ngoài để giảm đau nhức vùng cổ vai gáy:
- Bài thuốc dùng ngải cứu và muối: Bạn cho ngải cứu tươi vào chảo, đem trộn chung với muối liều lượng vừa đủ, sao vàng. Sau đó bạn dùng khăn bọc hỗn hợp khi còn ấp để chườm vào vùng cổ bị đau sẽ thấy giảm rõ rệt triệu chứng này.
- Bài thuốc dùng Lá lốt, lá cúc tần, rượu trắng: Bạn dùng lá lốt và lá cúc tần rửa sạch, giã nhuyễn. Tiếp tục bạn trộn chung với rượu trắng, sao vàng lên rồi gói lại chườm vào vùng gáy bị đau.
Xem thêm: Tại sao đau cổ vai gáy là nguyên nhân gây đau đầu?
Loại bỏ nỗi lo đau cổ vai gáy nhờ thảo dược tự nhiên
Tĩnh mạch linh loại bỏ nỗi lo đau cổ vai gáy
Tĩnh mạch linh là sản phẩm được bào chế thảo dược tự nhiên dựa trên công nghệ hiện đại đem lại công dụng:
- Hỗ trợ lưu thông khí huyết, tăng cường sức bền thành mạch.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh lý về tĩnh mạch như tê bì chân tay, đau cổ vai gáy...
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
Tĩnh mạch linh lấy gốc là bài thuốc cổ truyền Ngọc Bình phong tán với dược liệu Phòng phong, Bạch truật, Hoàng kỳ đem lại công dụng cao trong tăng sức đề kháng, tăng vệ khí chống lại ngoại tà gây bệnh. Ngoài ra, các thảo dược như: Đan sâm, Xích thược, Hoa hòe, Đương quy còn hỗ trợ tăng cường máu huyết, thúc đẩy hệ tuần hoàn máu, tăng sức bền thành mạch để ngăn ngừa bệnh lý về tĩnh mạch. Nhất là thảo dược Thiên niên kiện giúp loại bỏ nhanh triệu chứng tê mỏi chân tay, đau mỏi vai gáy.
Tĩnh mạch linh an toàn tuyệt đối với người dùng. Sản phẩm đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế nên bạn có thể yên tâm về thành phần và chất lượng.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức