Lí giải vì sao đau cổ vai gáy là nguyên nhân gây tê bì tay
1. Tại sao đau cổ vai gáy dẫn đến tê bì tay?
Nguyên nhân gây đau cổ vai gáy có thể xuất phát từ một nhánh dây thần kinh hay mạch máu ở vùng vai gáy bị chèn ép quá mức dẫn đến cơn đau nhức không yên. Dây thần kinh này thường có kết nối với tay của bạn, dẫn đến tình trạng co cơ, tê mỏi lan rộng xuống cánh tay và bàn tay.
Hệ thống dây thần kinh bị chèn ép quá độ thường xuất phát từ áp lực của xương, sụn, cơ và gân gây nên. Tình trạng này dẫn đến đau dây thần kinh, ngứa râm ran, cảm giác như có kiến bò ở tay và hoạt động cơ tay yếu dần đi. Nhất là khi mạch máu ở vùng cổ vai gáy bị chèn ép quá độ sẽ gây nên hệ lụy tốc độ máu lưu thông kém, dây thần kinh không được nuôi dưỡng làm vùng tay tê đau.
Đau cổ vai gáy gây tê tay
Tình trạng đau vai táy gây tê tay là bệnh lý có thể gặp ở mọi đối tượng, nhất là những người cao tuổi hoặc người có nghề nghiệp bắt buộc phải ngồi một chỗ hoặc mang vác nặng.
2. Dấu hiệu nhận biết đau cổ vai gáy gây tê tay
Bạn có thể nhận biết bệnh đau cổ vai gáy nhờ một vài dấu hiệu đơn giản dưới đây:
- Cơn đau xuất phát từ vùng gáy lan rộng ra tai và cổ, sau xuống bả vai và cánh tay.
- Đau có thể diễn ra ở một bên hoặc đồng thời cả hai bên.
- Bạn cảm thấy đau mỏi gáy, nặng tay, tê tay như bị châm chích rất khó chịu.
- Có thể kèm theo đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai…
Những cơn đau đớn này không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn gây ảnh hưởng đên sinh hoạt hàng ngày.
3. Nguyên nhân gây đau vai gáy tê tay
Bệnh đau vai gáy tê tay có thể đến từ nguyên nhân rất đơn giản như:
- Nằm ngủ sai tư thế (sử dụng gối cao đầu, không trở mình, đè lên tay, nằm sấp…).
- Nghe điện thoại, dùng máy tính sai tư thế.
- Do yếu tố công việc bắt buộc phải ngồi lâu một chỗ như nhân viên văn phòng, làm nghề may vá, thêu dệt, công nhân, lái xe…
- Vận động sai khớp.
- Căng thẳng quá độ.
Tuy nhiên cũng không thể loại trừ đau vai gáy tê tay là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm cần can thiệp sớm như:
- Chấn thương cổ: Khi bạn bị ngã, bị tai nạn hay chấn thương ở vùng xương cổ sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây nên các cơn đau đớn ở vai gáy và tê tay.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Vùng đĩa đệm ở cột sống bị thoái hóa nặng nề, chèn ép đến các rễ dây thần kinh làm suy yếu cánh tay, bàn chân, cẳng chân, đau đầu, khó giữ thăng bằng cơ thể, rối loạn tiền đình…
Thoái hóa đốt sống cổ gây đau cổ vai gáy
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Khi mắc bệnh lý về cột sống sẽ khiến bạn đau nhức ở cổ, vai, gáy rồi lan rộng xuống khu vực cánh tay, bàn tay.
- Hội chứng đau cân cơ: Tình trạng đau có thể gia tăng khi bạn nhấn vào các điểm kích hoạt ở cổ, vai, gáy.
- Hội chứng cổ vai cánh tay: đây là một dạng bệnh lý về rễ tủy cổ gây rối loạn chức năng dây thần kinh cột sống cổ làm đau vùng cổ gáy lan xuống vai, tay kèm theo các triệu chứng cảm thấy như có kiến bò, tê bì, nóng rát ở bàn tay, ngón tay.
- Đau cơ xơ hóa: Bệnh lý này hình thành sẽ khiến bạn đau đầu, đau ngực đau khớp gối, đau cổ, tay, bàn chân, mặt.
Ngoài ra, một số hiếm bệnh nhân đau cổ vai gáy còn do mắc vẹo cổ bẩm sinh, dị tật vùng xương cổ, ung thư cột sống… Tốt nhất bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời.
4. Điều trị đau vai gáy tê tay như thế nào cho đúng?
Việc điều trị triệt để cần phải dựa vào chẩn đoán nguyên nhân chính xác của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị điển hình thường được sử dụng:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Bạn cần phải ngồi đúng tư thế, ngủ nằm thẳng, không chèn ép lên vùng cánh tay hoặc có thời gian nghỉ ngơi trong giờ làm việc để thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn, giúp giảm đau nhanh chóng.
- Phương pháp châm cứu, bấm huyệt: Dùng kim châm tác động vào các huyệt đạo giúp giảm đau, giảm sưng, ngăn ngừa áp lực lên dây thần kinh.
- Dùng thuốc điều trị: Các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, bổ sung vitamin nhóm B… sẽ được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào tình hình bệnh lý của bạn.
- Phẫu thuật: Biện pháp này áp dụng cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống, vẹo cột sống, trượt đốt sống cổ.
- Điều trị bằng thảo dược Đông y: Đây là phương pháp an toàn nhất bạn nên tham khảo. Các thảo dược lành tính của Y học cổ truyền có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu đến các cơ quan, giảm áp lực đến hệ thần kinh, tăng cường sức bền cho thành mạch sẽ giúp điều trị bệnh tận gốc mà không gây tác dụng phụ.
Tĩnh mạch linh – Giải pháp cho người đau vai gáy tê tay chân
Tĩnh mạch linh - Giải pháp cho người đau cổ vai gáy
Tĩnh mạch linh là sản phẩm được bào chế 100% từ những dược liệu tự nhiên lành tính của Đông y đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế cấp phép. Cơ chế của Tĩnh mạch linh là áp dụng bài thuốc cổ truyền Ngọc Bình phong tán của Đông y để tác động vào Can, Tỳ, Thận giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, tăng cường sức đề kháng ngăn chặn hàn thấp ứ trệ để chống lại bệnh tật.
Thành phần của Tĩnh mạch linh còn bao gồm:
- Thảo dược Đan sâm, Xích thược, Ngưu tất, Đương quy: Giúp tăng cường lưu thông máu huyết, hỗ trợ lưu thông máu, cải thiện hệ tuầ hoàn, tăng cường sức bền của thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa thành mạch.
- Hoa hòe: Giúp cải thiện hệ tuần hoàn máu, bổ máu.
- Thiên niên kiện: Dược liệu vàng giúp loại bỏ nỗi lo tê bì chân tay, đau nhức mỏi xương do đau vai gáy.
Tĩnh mạch linh an toàn tuyệt đối với người dùng, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy từ tận gốc.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức