Hiểu đúng về hội chứng bàn tay – chân do dùng thuốc điều trị ung thư
02:30 Ngày 20/05/2020
Hội chứng bàn tay – chân là một biến chứng không mong muốn của phương pháp điều trị ung thư bằng hóa trị khiến việc sinh hoạt hàng ngày của người bệnh rất khó khăn.
Hội chứng bàn tay – chân là gì?
Hội chứng bàn tay chân là tên gọi cho những tổn thương ở lòng bàn tay và bàn chân do những tác dụng phụ của các loại thuốc đặc trị bệnh ung thư. Nguyên nhân là bởi các loại thuốc kháng u gây nên biến chứng ở tế bào da, niêm mạc da phân chia rất nhanh. Vì thế bệnh nhân điều trị thường bị triệu chứng cơ bản là khô da, nhất là những vùng da chịu ma sát nhiều như mặc quần áo, hoặc tay chân do cử động cầm nắm, đi lại nhiều.
Hội chứng bàn tay - chân còn có tên gọi khác là chứng đỏ da và dị cảm lòng bàn tay - bàn chân. Hội chứng này khiến người bệnh đau đớn, khó chịu ở tay chân và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt.
Triệu chứng của hội chứng bàn tay – chân là gì?
Hội chứng bàn tay – chân có những dấu hiệu nhận biết cơ bản như:
- Chân tay đỏ ửng như bị cháy nắng.
- Tay chân sưng tấy, ngứa rát.
- Cảm giác tay chân như bị kiến bò, châm chích hoặc bỏng rát.
- Đau tay, chân mặc dù không hề có tác động vật lí nào.
- Chân tay căng phồng lên.
- Bàn tay chân xuất hiện các vết chai tự nhiên và nhiều mụn nước.
- Nứt da, bong da ở tay chân.
- Tay chân đột ngột lột da.
- Gặp khó khăn trong vận động, đi lại hoặc cầm nắm các đồ vật.
Hình ảnh bệnh nhân mắc hội chứng bàn tay - chân
Những triệu chứng này thường gặp ở bệnh nhân điều trị ung thư bằng thuốc và hóa trị. Biến chứng này thường hình thành sau 6 tuần điều trị ung thư bằng liệu pháp nhắm đích và 2 tháng sau điều trị hóa trị liệu.
Nguyên nhân của hội chứng bàn tay – chân là gì?
Lí giải của bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh nhân điều trị ung thư sẽ sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ đối với tế bào da, mạch máu ở tay, chân gây nên hội chứng này. Một số loại thuốc cơ bản thường dùng như:
- Một số loại thuốc của liệu pháp nhắm đích như: Regorafenib (Stivarga), Pazopanib (Votrient), Sunitinib (Sutent), Axitinib (Inlyta), Sorafenib (Nexavar), Cabozantinib (Cabometyx, Cometriq).
- Thuốc dùng trong hóa trị liệu: Docetaxel (Docefrez, Taxotere), Cytarabine (Cytosar-U), Capecitabine (Xeloda), Idarubicin (Idamycin), Doxorubicin (adriamycin), Fluorouracil (5-FU, Adrucil), Doxorubicin liposome (Doxil), Paclitaxel (Taxol), Floxuridine (FUDF), Vemurafenib (Zelboraf)…
Các bác sĩ chuyên khoa cũng lưu ý rằng không phải bất kì ai dùng các loại thuốc trên đều gặp phải biến chứng về tay – chân. Tùy thuộc vào bệnh lý của mỗi người, liều lượng thuốc điều trị khác nhau và cơ thể mỗi người khác nhau nên tổn thương tay chân cũng khác nhau.
Phải làm gì khi mắc hội chứng bàn tay – chân?
Bạn nên thực hiện một số thói quen dưới đây để giảm triệu chứng đau nhức tay, chân trong hóa trị liệu:
- Không dùng nước nóng để tắm rửa vì nước nóng sẽ khiến da khô, bong tróc nhiều hơn.
- Nên tắm bằng nước mát, sau đó lau khô bằng vải bông mềm để hạn chế tối đa những tác động gây ảnh hưởng đến da.
- Làm ẩm tay, chân cơ thể bằng kem dưỡng ẩm mỗi ngày.
- Có thể cho đá vào vải mỏng để chườm lên da giúp giảm bớt cơn đau.
- Không vận động mạnh, hạn chế tối đa tiếp xúc bàn tay, chân.
- Không tới những nơi có nhiệt độ cao, nhất là nắng nóng tuyệt đối không ra ngoài.
- Không để tay tiếp xúc với các chất tẩy rửa từ bột giặt, nước rửa bát…
- Có thể dùng găng tay bằng vải mềm có lớp lót, không dùng găng tay cao su.
- Mặc quần áo rộng rãi nhất có thể.
- Tuyệt đối không đi chân đất. Bạn hãy chọn loại dép mềm, không nên đi giày để hạn chế ma sát vào vùng da chân.
- Nếu chân tay có các vết bong tróc, lở loét cần đặc biệt chú ý giữ vệ sinh hàng ngày.
Điều trị hội chứng tay – chân trong hóa trị như thế nào?
Thông thường bác sĩ sẽ khuyến khích bạn một số phương pháp giảm đau, chống viêm ở tay chân trong thời gian điều trị bệnh ung thư như sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau loại uống, bôi hoặc dán vào tay chân như: lidocaine, ibuprofen, naproxen, celecoxib…
- Dùng kem tẩy da chết có tác dụng dưỡng ẩm có thành phần ure, acid salicylic, ammonium lactate…
Bên cạnh việc dùng các loại kem dưỡng ẩm hàng ngày cho tay chân, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm hỗ trợ sức khỏe Tĩnh mạch linh. Tĩnh mạch linh đã được Bộ Y tế kiểm chứng về chất lượng thành phần và hiệu quả trong hỗ trợ giảm các triệu chứng đau đớn, tê bì chân tay, tổn thương tĩnh mạch.
Tĩnh mạch linh đồng hành hỗ trợ giảm hội chứng bàn tay - chân trong hóa trị
Thành phần của Tĩnh mạch linh bao gồm:
- Đan sâm, Xích thược, Ngưu tất, Đương quy: Vị thuốc hàng đầu trong hoạt huyết, giảm áp lực đến tĩnh mạch, điều hòa máu huyết cơ thể.
- Hoa hòe: Giúp tăng cường bồi bổ máu, giúp máu lưu thông thuận lợi nhất.
- Thiên niên kiện: Giảm đau nhức xương khớp tay, chân, tê bì chân tay.
Những triệu chứng như đau đớn, sưng tấy tay chân, cảm giác tay chân như có kiến bò châm chích sẽ được giảm rõ rệt khi bạn sử dụng Tĩnh mạch linh mỗi ngày. Sản phẩm không chỉ hỗ trợ bồi bổ máu huyết mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bạn sớm vượt qua những cơn hóa trị liệu.
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Hiểu đúng về hội chứng bàn tay – chân do dùng thuốc điều trị ung thư
Điểm trung bình: 0 / 5
(0 lượt đánh giá)
Bài viết khác:
-
Tê ngón tay, bàn tay do hội chứng ống cổ tay phải làm sao?
-
Có nên mổ ống cổ tay không? Bí quyết hay tránh tái phát bệnh
-
Vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay áp dụng sao cho đúng?
-
Hội chứng ống cổ tay và cách điều trị theo bác sĩ chuyên khoa
-
Hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình có cần điều trị không?
Xem thêm
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức