Tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh cần cẩn trọng tránh biến chứng nguy hiểm
Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Căn bệnh phổ biến sau tuổi dậy thì
Bệnh nhân mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể phát bệnh từ độ tuổi dậy thì nhưng không có triệu chứng đặc biệt nên rất khó nhận biết sớm.
Cấu tạo của thừng tinh là ống dẫn từ tinh hoàn xuống dưới ổ bụng. Thừng tinh có chứa các ống dẫn tinh, mạch bạch huyết, mạch máu và dây thần kinh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là căn bệnh hình thành khi tĩnh mạch thừng tinh bị ứ đọng máu, dẫn đến giãn nở, khi bệnh nặng có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường. Bệnh có thể xảy ra ở đồng thời cả 2 bên, tuy nhiên đa phần gặp ở bên trái do cấu tạo dễ bị ứ huyết.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh hình thành chủ yếu do van tĩnh mạch không đảm nhận được vai trò đóng mở tự động, làm máu huyết ứ lại nhiều hơn. Ngoài ra, bệnh còn có thể gặp khi tĩnh mạch lớn ở vùng bụng bị tắc nghẽn, hoặc có khối u vùng thận dẫn đến tạo sức ép đến tĩnh mạch, làm giãn thừng tinh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh chủ yếu gặp ở vùng bìu trái
Có nên tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh để lâu có thể ảnh hưởng đến chất lượng tình dục, làm tăng nguy cơ vô sinh.
Tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh tại nhà chỉ áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh nhẹ, hoặc áp dụng kết hợp với các biện pháp khác. Người bệnh có thể tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng một số cách đơn giản như sau:
- Tham khảo các động tác hỗ trợ hoạt động của cơ quan sinh dục để máu huyết ở phần bìu lưu thông đến các bộ phận khác tốt hơn.
- Có thể massage vùng bìu để tránh trào ngược máu bên trong.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, protein, tăng cường testosterone, không nên ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, rượu, bia, thuốc lá.
- Không thủ dâm quá nhiều.
- Tránh ngồi lâu một chỗ, nên tăng cường vận động, đi lại để máu huyết lưu thông tốt nhất.
- Lựa chọn quần, áo lót phù hợp, không mặc đồ bó sát tạo sức ép đến cơ quan sinh dục và làm tăng nhiệt độ bìu khiến giãn tĩnh mạch thừng tinh gia tăng.
- Thực hiện thăm khám nam khoa đúng theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.
- Không tắm nước nóng.
Trên đây là biện pháp tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh người bệnh nên áp dụng. Tuyệt đối không nên tự ý chữa bệnh bằng cách mua thuốc uống bừa bãi mà không đi thăm khám để biết mình đang phải đối mặt với cấp độ bệnh như thế nào.
Lưu ý quan trọng khi chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh ở cấp độ nặng có thể nhận thấy rõ biến dạng tinh hoàn và nổi tĩnh mạch bằng mắt thường. Các biện pháp tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng chế độ sinh hoạt và ăn uống chỉ góp phần hỗ trợ điều trị bệnh. Còn những trường hợp bệnh nặng, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt tình dục và tăng nguy cơ vô sinh cần phải được điều trị đúng cách.
Cấp độ giãn tĩnh mạch thừng tinh và ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng
Hiện nay, giãn tĩnh mạch thừng tinh được phân loại thành các cấp độ:
- Cấp độ 0: Không thể phát hiện dựa trên biện pháp lâm sàng, chỉ phát hiện khi thực hiện siêu âm, chụp mạch máu.
- Cấp độ 1: Phát hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh thông qua nghiệm pháp Valsava, sờ thấy có búi tĩnh mạch giãn.
- Cấp độ 2: Người bệnh đứng thẳng có thể sờ thấy búi tĩnh mạch.
- Cấp độ 3: Người bệnh đứng thẳng và nhìn thấy rõ búi tĩnh mạch bị giãn.
- Cấp độ 4: Nhìn thấy búi tĩnh mạch trong tư thế nằm và đứng.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ 3 thường kèm theo triệu chứng đau tinh hoàn, nhìn thấy rõ búi tĩnh mạch nổi xung quanh tinh hoàn. Người bệnh không thể tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh mà cần đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn điều trị tốt nhất. Một số biện pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện nay là:
- Dùng thuốc Tây y: Các loại thuốc nội khoa làm tăng lưu thông máu, tăng trương lực tĩnh mạch, thuốc chống đông máu… được kê đơn theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Dùng thảo dược Đông y: Y học cổ truyền gọi suy giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh sa đì. Trong các tài liệu Y học có rất nhiều bài thuốc đặc trị căn bệnh này, kết hợp dược liệu hoạt huyết, thông mạch với các thảo dược tăng sức bền thành mạch sẽ giúp cải thiện hệ tuần hoàn, giúp điều trị bệnh tận gốc.
- Biện pháp phẫu thuật: Phẫu thuật thường áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh nặng để cắt nối, loại bỏ các đám rối quanh tinh hoàn. Phẫu thuật vẫn có khả năng tái phát bệnh cao và cần phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cụ thể.
Như vậy, người bệnh không thể tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh do tĩnh mạch giãn không thể tự phục hồi nếu không được điều trị đúng cách. Để tránh biến chứng tăng nhiệt độ bìu, làm biến dạng tinh hoàn, làm giảm chất lượng tinh trùng, dẫn đến vô sinh, người bệnh không nên mặc cảm mà hãy đi thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn thêm.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức