Triệu chứng giãn tĩnh mạch tinh hoàn khác với viêm tinh hoàn như thế nào?

04:25 Ngày 25/05/2022
Bạn đang thắc mắc triệu chứng của giãn tĩnh mạch tinh hoàn và viêm tinh hoàn khác nhau như thế nào? Mặc dù đây đều là 2 bệnh nam khoa phổ biến nhưng có các dấu hiệu và cách điều trị khác nhau. Dưới đây là các triệu chứng giúp bạn phân biệt giãn tĩnh mạch tinh hoàn và viêm tinh hoàn.

Triệu chứng của giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn còn có tên gọi khác là giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tên tiếng Anh của bệnh lý này là: scrotal varicocele. Bệnh hình thành khi các đám rối tĩnh mạch xung quanh tinh hoàn bị giãn nở.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là một trong những nguyên nhân làm giảm chức năng tinh hoàn, có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

Triệu chứng của giãn tĩnh mạch tinh hoàn như sau:

- Các búi tĩnh mạch giãn nở, tạo thành búi ngoằn ngoèo ở bìu.

- Cảm giác đau tĩnh mạch bìu.

- Teo nhỏ tinh hoàn bị bệnh.

Để chẩn đoán chính xác giãn tĩnh mạch thừng tinh, bác sĩ thường thực hiện nghiệm pháp Valsava và kĩ thuật siêu âm Doppler mạch máu. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh hoàn ở giai đoạn đầu không có triệu chứng đau và sưng tinh hoàn. Triệu chứng phổ biến nhất là căng tức và sờ thấy búi tĩnh mạch. Do vậy, nam giới thường nhận biết và phát hiện giãn tĩnh mạch tinh hoàn muộn, làm gia tăng các biến chứng vô sinh – hiếm muộn.

Triệu chứng của giãn tĩnh mạch tinh hoàn và viêm tinh hoàn

Hình ảnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn 

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm tinh hoàn 

Viêm tinh hoàn được đánh giá là bệnh lý nam khoa nguy hiểm hơn giãn tĩnh mạch tinh hoàn. Viêm tinh hoàn có thể biến chứng thành ung thư, vô sinh – hiếm muộn. Bệnh thường hình thành do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus dẫn đến ảnh hưởng chức năng tinh hoàn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tinh hoàn như sau:

- Cảm giác đau, tức tinh hoàn: Người bệnh thường nhận thấy đau ở 1 hoặc 2 bên tinh hoàn, đau nhiều khi di chuyển, thậm chí cơn đau có thể lan rộng ra vùng thắt lưng, bắp đùi, bẹn.

- Sưng, đỏ tinh hoàn: Nhìn bằng mắt thường có thể nhận thấy tinh hoàn sưng đỏ hoặc có thể sờ thấy u, cục cứng nếu tinh hoàn mắc các bệnh lý khác.

- Thay đổi kích thước tinh hoàn: Ở tinh hoàn bị bệnh thường nhận thấy tinh hoàn teo nhỏ.

- Tiểu tiện khó khăn: Nam giới có thể nhận thấy tiểu tiện đau rát, buốt, nước tiểu nóng, lượng nước tiểu ít.

- Xuất tinh lẫn máu: Đây là biểu hiện nghiêm trọng thường kèm theo đau đớn. Khi quan hệ tình dục, hoạt động cọ sát có thể gây xung huyết tinh hoàn, làm xuất tinh lẫn máu.

- Khó thụ thai: Viêm tinh hoàn có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, khiến thụ thai khó khăn hơn.

Mặc dù các triệu chứng đau, biến dạng tinh hoàn ở bệnh nhân mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn thường nhẹ hơn người mắc viêm tinh hoàn, nhưng đây là 2 bệnh lý có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và cản trở sinh con ở nam giới.

Nguyên nhân là do 2 bệnh lý này đều khiến tinh hoàn hoạt động kém, giảm sản sinh hormone nam giới và chất lượng, số lượng tinh trùng kém hơn. Trong đó tỉ lệ vô sinh do giãn tĩnh mạch tinh hoàn chiếm đến 40% các ca bệnh. 

Triệu chứng của giãn tĩnh mạch tinh hoàn và viêm tinh hoàn

Hình ảnh viêm tinh hoàn 

Phòng tránh giãn tĩnh mạch tinh hoàn và viêm tinh hoàn

Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, khi nhận thấy các biểu hiện đau, căng tức tinh hoàn, nam giới không nên e ngại, tự ti mà nên đi thăm khám để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nam khoa.

Để phòng tránh giãn tĩnh mạch tinh hoàn và viêm tinh hoàn, người bệnh cần chú ý:

- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ hàng ngày, không nên tắm bằng nước nóng dễ làm tĩnh mạch tinh giãn nở.

- Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục để phòng tránh các bệnh lý xã hội.

- Sống lành mạnh, hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá.

- Khi nhận thấy các triệu chứng của giãn tĩnh mạch tinh hoàn hay viêm tinh hoàn, không nên tự ý mua thuốc uống mà cần phải đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác.

Trên đây là những triệu chứng điển hình của giãn tĩnh mạch tinh hoàn và viêm tinh hoàn. Để phát hiện bệnh sớm, bạn nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị tốt nhất.

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Triệu chứng giãn tĩnh mạch tinh hoàn khác với viêm tinh hoàn như thế nào?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức