Tĩnh mạch tinh hoàn cấu tạo như thế nào? Nguyên nhân nào gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn?

04:19 Ngày 12/05/2022
Tĩnh mạch tinh hoàn có vị trí bao bọc xung quanh tinh hoàn, đảm nhiệm vai trò dẫn truyền máu huyết và oxi đến tinh hoàn, giúp tinh hoàn sản sinh hormone và tinh trùng. Dưới đây là bài viết tổng hợp về cấu tạo tĩnh mạch tinh hoàn và bệnh lý giãn tĩnh mạch tinh hoàn phổ biến ở nam giới.

Cấu tạo tĩnh mạch tinh hoàn ở nam giới như thế nào?

Tinh hoàn của nam giới có dạng tương tự như quả trứng. Mỗi bên tinh hoàn được bao bọc bằng bìu dái. Sau độ tuổi dậy thì, tinh hoàn sẽ hoạt động tạo ra hormone nội tiết và tinh trùng, duy trì chức năng sinh lý và khả năng sinh sản của nam giới.

Đảm nhiệm vai trò dẫn truyền máu huyết đến với tinh hoàn là các tĩnh mạch thừng tinh. Cấu tạo của tĩnh mạch tinh hoàn gồm có 3 lớp:

- Lớp ngoài cùng là mạc tinh, có kết nối với cơ chéo bụng ngoài.

- Lớp giữa là cơ bìu và mạc cơ bìu, có kết nối với cơ chéo bụng trong.

- Lớp trong cùng là mạc tinh, có kết nối với phần cơ ngang của bụng.

Tĩnh mạch tinh hoàn gồm có các loại:

- Dây chằng phúc tinh mạc.

- Động mạch cơ bìu.

- Ống dẫn tinh và các mạch máu của phần ống dẫn tinh.

- Động mạch tinh hoàn và các đám rối tĩnh mạch tinh hình dây leo.

- Dây thần kinh đi trong ống bẹn.

Tĩnh mạch tinh hoàn

Hình ảnh cấu tạo tinh hoàn ở nam giới 

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Căn bệnh phổ biến ở nam giới tuổi dậy thì

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là hiện tượng tĩnh mạch tinh và các đám rối tĩnh mạch tinh giãn nở do bị ứ huyết lâu ngày. Đây là bệnh lý phổ biến ở nam giới, nhưng rất ít người chú ý đến. Hầu hết các bệnh nhân chỉ đi thăm khám khi thấy đau tức vùng bìu hoặc có biểu hiện hiếm muộn.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn ít khi xuất hiện trước tuổi dậy thì, nhưng phổ biến ở tuổi vị thành niên, thanh thiếu niên. Ước tính khoảng 15% nam giới phải đối mặt với bệnh lý này. Đặc biệt, trong nhóm người vô sinh nam, tỉ lệ mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn lên đến 40%.

Tĩnh mạch tinh nhận máu từ các nhánh mào tinh hoàn. Tĩnh mạch tinh cấu tạo tương tự như đám rối tĩnh mạch xoắn vào nhau, đi vào bên trong thừng tinh, sau đó tập hợp thành nhánh lớn đổ vào bên trái là tĩnh mạch thận và bên phải là tĩnh mạch chủ bụng. Tĩnh mạch tinh hoàn cũng có các van để ngăn ngừa máu trào ngược về tinh hoàn. Nhưng khi các van này hoạt động không hiệu quả sẽ làm máu ứ đọng trong thành mạch, gây nên giãn tĩnh mạch tinh hoàn.

Nghiên cứu có khoảng 90% giãn tĩnh mạch tinh gặp ở bên trái và 10% gặp ở bên phải hoặc cả 2 bên.

Tĩnh mạch tinh hoàn

Hình ảnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn 

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh hoàn sớm: Điều trị hiệu quả nhanh

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh hoàn cần phải chú ý đế các triệu chứng lâm sàng phổ biến như:

- Cảm giác căng tức, khó chịu, đau nhức quanh tinh hoàn.

- Cảm giác nóng bìu.

- Nhìn thấy hoặc sờ thấy búi tĩnh mạch nổi to, ngoằn ngoèo như chiếc đũa.

- Sờ thấy hoặc nhìn thấy rõ 1 bên tinh hoàn nhỏ hơn bên còn lại.

Khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn làm nghiệm pháp Valsava trong tư thế đứng để xác định mức độ bệnh.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn càng được phát hiện sớm, thời gian điều trị càng được rút ngắn. Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc thông mạch, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu của Y học cổ truyền giúp giảm nhanh các triệu chứng của giãn tĩnh mạch.

Với các trường hợp xét nghiệm tinh trùng thấy chất lượng và số lượng tinh trùng giảm có thể được bác sĩ chuyên khoa tư vấn mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh. Nguyên nhân là do giãn tĩnh mạch thừng tinh làm tăng nhiệt độ vùng bìu, khiến tinh hoàn sản sinh hormone, số lượng và chất lượng tinh trùng kém, dẫn đến việc khó thụ thai. Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh cần được tư vấn kĩ bởi tỉ lệ tái phát cao, mức chi phí nhiều nên người bệnh cần cân nhắc lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện.

Trong cuộc sống sinh hoạt và ăn uống hàng ngày, người bệnh mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng cần chú ý tránh hút thuốc, uống rượu bia, không tắm nước nóng, vận động nhẹ nhàng… sẽ giúp giảm căng tức và khó chịu.

Bài viết đã tổng hợp kiến thức về tĩnh mạch tinh hoàn và giãn tĩnh mạch tinh hoàn cho bạn tham khảo. Khi nhận thấy dấu hiệu “lạ” ở vùng tinh hoàn, bạn nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn cụ thể.  

 

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Tĩnh mạch tinh hoàn cấu tạo như thế nào? Nguyên nhân nào gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức