Thắt tĩnh mạch thừng tinh có đem lại hiệu quả trị giãn tĩnh mạch thừng tinh không?

11:32 Ngày 14/05/2022
Thắt tĩnh mạch thừng tinh là biện pháp phẫu thuật được áp dụng trong điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới. Phương pháp này có đem lại hiệu quả không? Cần lưu ý gì trước và sau khi phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh? Dưới đây là giải đáp của bác sĩ chuyên khoa.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Có thể là nguyên nhân gây vô sinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý xảy ra ở nam giới, khi các đám rối tĩnh mạch tinh bị giãn ra, làm ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn. Ước tính khoảng 40% nam giới vô sinh nam có tiền sử mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, làm tăng nhiệt độ tinh hoàn và suy giảm chức năng tinh hoàn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh đa phần không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn sau, người bệnh sẽ nhận thấy triệu chứng đau tinh hoàn, búi tĩnh mạch nổi to như búi giun, tinh hoàn phù nề, sưng, đau nhiều khi vận động.

Ngoài các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ còn chỉ định siêu âm tĩnh mạch và thực hiện nghiệm pháp Valsalva sẽ giúp chẩn đoán chính xác mức độ mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Thắt tĩnh mạch thừng tinh

Hình ảnh giãn tĩnh mạch thừng tinh 

Phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh vi phẫu là gì?

Thắt tĩnh mạch thừng tinh là một trong những biện pháp phẫu thuật áp dụng kính phóng đại để phát hiện và thắt các đoạn tĩnh mạch bị giãn, giúp bảo tồn động mạch tinh và mạch bạch huyết.

Kĩ thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh thường áp dụng cho bệnh nhân có kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ thấy số lượng và chất lượng tinh trùng suy giảm, có nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của thắt tĩnh mạch thừng tinh

Thắt tĩnh mạch thừng tinh sử dụng kính hiển vi phóng đại giúp cho bác sĩ phẫu thuật nhận biết vùng tĩnh mạch bị bệnh, bảo tồn vùng động mạch tinh, cùng với hệ bạch mạch, tránh biến chứng teo nhỏ tinh hoàn hoặc tràn dịch tinh mạc.

Thời gian phẫu thuật rất ngắn, chỉ khoảng 30 - 60 phút. Ước tính khoảng 80% bệnh nhân sau mổ được cải thiện chất lượng tinh dịch đồ.

Thắt tĩnh mạch thừng tinh cũng có nhược điểm là mức chi phí cao, và sau mổ có thể gây đau tức bìu một vài ngày.

Quy trình thực hiện thắt tĩnh mạch thừng tinh

Thắt tĩnh mạch thừng tinh được thực hiện quy trình như sau:

- Bước 1:  Kiểm tra tiền sử, thông tin của bệnh nhân trước khi tiến hành mổ.

- Bước 2: Kiểm tra chất lượng trang thiết bị kĩ thuật.

- Bước 3: Thực hiện các công đoạn: rạch da, mở bao thừng tinh, dùng kính hiển vi soi và phục hồi bao cơ thừng tinh bằng chỉ tiêu chậm, phục hồi vùng ống bẹn bằng mũi rời sau đó khâu dưới da.

Thắt tĩnh mạch thừng tinh

Quy trình thắt tĩnh mạch thừng tinh 

Biến chứng thường gặp sau khi mổ thắt tĩnh mạch thừng tinh

Người bệnh có thể phải đối mặt với biểu hiện đau vết mổ, sưng nề ở bìu, biến chứng nhiễm khuẩn, chảy máu, tê bì thắt lưng. Nếu nhận thấy các biểu hiện này, người bệnh nên tới cơ quan y tế để được thăm khám và tư vấn càng sớm càng tốt.

Sau khi phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh cần làm gì?

Để hạn chế biến chứng sau mổ, người bệnh cần chú ý:

- Không mặc quần lót chật chội, hãy mặc loại quần lót rộng rãi, thoáng mát.

- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ.

- Không sờ, nắn tinh hoàn để tránh nhiễm trùng vết mổ.

- Cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc giảm đau sau mổ theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Mổ thắt tĩnh mạch thừng tinh là phương pháp hiện đại, đòi hỏi phải có kĩ thuật cao và đội ngũ bác sĩ có tay nghề. Để cải thiện chất lượng tinh trùng sau mổ, người bệnh cũng cần chú ý sử dụng thuốc hỗ trợ nội tiết kết hợp các thực phẩm giàu vitamin A, E, C … để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Thắt tĩnh mạch thừng tinh có đem lại hiệu quả trị giãn tĩnh mạch thừng tinh không?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức