Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn cần lưu ý điều gì?

04:29 Ngày 14/07/2022
Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn là băn khoăn của rất nhiều người. Có nên mổ giãn tĩnh mạch tinh hoàn không? Mổ bao lâu thì hồi phục? Có găp biến chứng nào sau khi mổ không? Nếu bạn đang có những thắc mắc này, đừng bỏ qua nội dung bài viết để biết câu trả lời.

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn áp dụng cho đối tượng nào?

Tĩnh mạch thừng tinh có vai trò dẫn truyền máu từ bìu, theo ống bẹn để tiếp tục hệ thống tuần hoàn máu. Cấu tạo của tĩnh mạch thừng tinh có thể có các van tĩnh mạch giúp ngăn chặn trào ngược máu huyết về phía tinh hoàn. Tĩnh mạch bên trái còn chịu nhiều áp lực, do đổ máu vào tĩnh mạch thận, vì vậy giãn tĩnh mạch tinh hoàn chủ yếu gặp ở bên trái. Nguyên nhân là do máu huyết lưu thông kém dẫn đến các đám rối tĩnh mạch ở bìu giãn rộng, nổi ngoằn ngoèo dưới da.

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn là một trong những biện pháp trị bệnh thông dụng hiện nay. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ nên áp dụng cho các đối tượng:

- Người mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh có biến chứng đau bìu, teo nhỏ tinh hoàn, biến dạng tinh hoàn.

- Người có kết quả tinh dịch đồ kém, số lượng và chất lượng tinh trùng giảm do giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Với các trường hợp có các dấu hiệu nhẹ hơn như nổi tĩnh mạch nổi to, cảm giác đau, nặng bìu có thể tham khảo phương pháp điều trị nội khoa. Điều trị bằng thảo dược Đông y là phương pháp an toàn được nhiều người áp dụng hiệu quả. Kết hợp các dược liệu hoạt huyết, thông mạch, tăng sức bền thành mạch sẽ giúp máu huyết được tuần hoàn, ngăn chặn ứ máu, ứ huyết trong thành mạch, giúp loại bỏ bệnh tận gốc.

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh cần thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn 

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn là gì?

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu để lâu có thể gây biến chứng vô sinh – hiếm muộn.

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn có một số phương pháp phổ biến bao gồm: mổ nội soi thắt tĩnh mạch tinh, mổ vi phẫu, mổ thuyên tắc mạch máu, mổ qua đường bẹn và bìu, mổ thắt tĩnh mạch sau phúc mạc….

Hiện nay, mổ vi phẫu được coi là phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn hạn chế nhiều biến chứng nhất. Mổ vi phẫu có thời gian phục hồi ngắn, bảo tồn động mạch tinh, không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người bệnh sau này.

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn bao lâu thì phục hồi?

Sau khi thực hiện phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn, nam giới sẽ trải qua các giai đoạn phục hồi như sau:

- Chứng đau tinh hoàn hoặc chảy máu sau khi phẫu thuật có thể kéo dài từ 1 – 2 ngày. Hiện tượng này đa phần không nguy hiểm, tuy nhiên nếu nhận thấy có biểu hiện chảy máu, nhiễm trùng cần phải lập tức đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

- Tinh hoàn chảy xệ cũng là một trong những biến chứng thường gặp. Khả năng đàn hồi của phần bìu sẽ không được linh hoạt. Người bệnh có thể thấy phù nề, sưng. Ước tính phải mất khoảng 7 – 10 ngày hiện tượng này mới biến mất, vết mổ liền sẹo và bìu tinh hoàn đàn hồi tốt hơn.

- Sau khoảng 1 tháng vết mổ ở tinh hoàn toàn liền sẹo, người bệnh có thể tham gia các hoạt động bình thường.

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Hình ảnh phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn 

Một số lưu ý sau khi phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Để tăng hiệu quả phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn, người bệnh cần chú ý:

- Ít nhất sau 48h phẫu thuật, người bệnh nên hạn chế vận động, không đi lại nhiều.

- Chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, không mặc đồ bó sát.

- Vệ sinh vết mổ hàng ngày sạch sẽ.

- Không tắm nước nóng quá lâu.

- Dùng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

- Có chế độ ăn uống hợp lý, tránh đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ uống có chất kích thích.

- Không quan hệ tình dục trong thời gian chờ phục hồi.

- Thực hiện tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn. Bệnh không nên để kéo dài ảnh hưởng đến sinh lý và chức năng sinh sản. Vì vậy, bạn nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám cẩn thận hơn.

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn cần lưu ý điều gì?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức