Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh xuất phát từ thói quen sinh hoạt
Giãn tĩnh mạch thừng tinh: 90% xảy ra ở tinh hoàn trái
Giãn tĩnh mạch thừng tinh còn được gọi là giãn tĩnh mạch bìu, giãn tĩnh mạch tinh hoàn…. Bệnh hình thành do tĩnh mạch trong bìu giãn nở, tương tự như bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới xuất hiện ở chân. Khu vực bìu là túi da nằm xung quanh dương vật và bao bọc tinh hoàn.
Vùng bìu chia làm tinh hoàn phải và tinh hoàn trái. Tĩnh mạch đảm nhiệm vai trò dẫn truyền máu từ các mô và tế bào quay trở lại tim, lên đến phổi, để tế bào máu lấy oxi sau đó tiếp tục tuần hoàn đến các cơ quan khác.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn 90% gặp ở tinh hoàn trái, 10% gặp ở tinh hoàn phải hoặc cả hai bên. Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh thường bị ở bên trái là do vùng tĩnh mạch này chịu nhiều áp lực hơn bên phải. Lâu dần có thể làm phần bìu to ra, biến dạng và ảnh hưởng đến chức năng tinh hoàn.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh chủ yếu xảy ra ở bìu trái
Nguyên nhân nào gây giãn tĩnh mạch thừng tinh?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là căn bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở độ tuổi dậy thì. Bệnh ở giai đoạn nặng có thể gây rối loạn cương dương, ảnh hưởng chất lượng tinh trùng, tăng nguy cơ vô sinh. Ước tính có khoảng 40% bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh phải đối diện với nguy cơ khó có con.
Tĩnh mạch hoạt động với van một chiều giúp đẩy máu về các cơ quan phía trên. Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh là do van tĩnh mạch bị suy yếu, khiến máu huyết xung quanh phần bìu bị ứ đọng lại, lâu ngày sẽ dẫn đến giãn tĩnh mạch tinh hoàn.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng giãn tĩnh mạch thừng tinh như:
- Người béo phì, thừa cân thường tuần hoàn máu kém.
- Người có thói quen tắm nước nóng ảnh hưởng đến tĩnh mạch tinh.
- Yếu tố công việc thường xuyên phải đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường diễn biến âm thầm, khó nhận biết ở giai đoạn sớm. Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không nên có tâm lý e ngại mà nên đi thăm khám sớm để được tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Không nên tự chữa
Người mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể nhận thấy biểu hiện căng tức vùng bìu, nhìn thấy rõ tĩnh mạch tinh nổi lên, nặng bìu, thậm chí đau xung quanh tinh hoàn. Ở giai đoạn nặng bệnh còn làm tinh hoàn bị teo lại, biến dạng so với bên tinh hoàn còn lại.
Nhiều người băn khoăn có thể tự chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh không? Theo bác sĩ chuyên khoa, mặc dù ở giai đoạn đầu bệnh không đáng lo ngại nhưng để lâu có thể gây biến chứng đau nhức, sưng bìu, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, tăng nguy cơ gây vô sinh.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh như:
- Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc Tây y bao gồm các loại thuốc tăng trương lực thành mạch, chống đông máu. Các loại thuốc này cần sử dụng đúng theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý sử dụng theo cảm tính vì có thể gây nhiều tác dụng phụ.
- Điều trị bằng thảo dược Đông y: Có rất nhiều bài thuốc kết hợp các thảo dược giúp hoạt huyết, bổ máu, tăng cường độ đàn hồi của tĩnh mạch sẽ giúp loại bỏ suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp thường áp dụng cho những người mắc suy giãn tĩnh mạch giai đoạn nặng. Bác sĩ sẽ loại bỏ tĩnh mạch bị giãn và bảo toàn các tĩnh mạch khỏe mạnh. Tuy nhiên, ước tính khoảng 15% bệnh nhân bị tái phát sau khi phẫu thuật nên bạn có thể cân nhắc trước khi lựa chọn phương pháp này.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh điều trị không đúng cách tăng nguy cơ vô sinh
Một số thói quen sinh hoạt giảm triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh
Người bệnh có thể tham khảo một số thói quen ăn uống, sinh hoạt dưới đây để giảm cường độ đau tức, sưng bìu:
- Mặc quần lót rộng rãi để máu huyết lưu thông tốt.
- Không tắm nước nóng.
- Không chơi các môn thể thao cường độ nặng như đá bóng, nhảy cao, bóng rổ….
- Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ để hỗ trợ tuần hoàn máu.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh và các biện pháp điều trị, sinh hoạt tốt nhất. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, làm giảm khả năng sinh con. Do vậy, người bệnh không nên có tâm lí tự ti mà cần đi thăm khám sớm để được bác sĩ hỗ trợ.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức