Mổ nội soi giãn tĩnh mạch thừng tinh cần chú ý điều gì?

03:42 Ngày 04/10/2021
Nam giới đang phải đối mặt với những cơn đau ở tinh hoàn, suy giảm sinh lý tình dục và chất lượng tinh trùng kém do giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể tham khảo phương pháp mổ nội soi. Cụ thể mổ nội soi giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì, trước và sau khi mổ cần lưu ý gì? Bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp cho bạn dưới đây nhé!.

Bài viết liên quan: 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có quan hệ được không?

Bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh nên kiêng gì?

Có nên mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh?

Đối tượng nào được chỉ định mổ nội soi thắt tĩnh mạch tinh?

Không phải bất kì bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh nào cũng được chỉ định phẫu thuật. Mổ nội soi thắt tĩnh mạch tinh chỉ được áp dụng cho những người có biểu hiện:

- Đau tinh hoàn, cơn đau không thể điều trị bằng thuốc nội khoa.

- Một bên tinh hoàn teo nhỏ, phát hiện bất thường về kích cỡ khi thăm khám lâm sàng và thực hiện kĩ thuật siêu âm.

- Giãn tĩnh mạch tinh hoàn kèm theo suy giảm chất lượng tinh trùng khi thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ.

- Được bác sĩ chẩn đoán vô sinh nam do tinh trùng kém, số lượng ít, tỉ lệ tinh trùng dị dạng cao.

Phương pháp mổ nội soi thắt tĩnh mạch tinh thường chống chỉ định cho các đối tượng:

- Có vết mổ cũ sau phúc mạc, hoặc trong khu vực ổ bụng.

- Không tiến hành chung với nội soi bơm hơi ổ bụng rất nguy hiểm.

Mổ nội soi giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh ở tinh hoàn bên trái

Trước khi mổ nội soi giãn tĩnh mạch thừng tinh cần chuẩn bị gì?

- Với người bệnh:

Trước khi tiến hành mổ bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để dự phòng biến chứng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn chuẩn bị về tâm lý, giải thích quy trình mổ. Bạn cũng nên sắp xếp công việc để có thể nghỉ ngơi 1 – 2 ngày sau khi thực hiện phẫu thuật.

- Với ê kíp mổ:

Bác sĩ sẽ gây mê cho bệnh nhân theo phương pháp gây mê nội khí quản, hoặc tiến hành gây tê tủy sống. Bệnh nhân sẽ phải nằm nghiêng 90 độ, có thể kèm theo độn gối ở thắt lưng, co chân dưới lên, chân trên thẳng để tạo độ chênh với bàn mổ khoảng 10 – 15 độ. Vùng đầu, cổ, háng, đầu gối và cổ chân của bệnh nhân phải được cố định bằng vải hoặc băng dính to để tiện lợi cho cuộc phẫu thuật.

Khi tiến hành mổ, bác sĩ sẽ đứng sau lưng bệnh nhân. Ngoài ra, còn cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế ở dưới chân bàn 1. Màn hình ở trên đầu bệnh nhân, đối diện với nhân viên thực hiện nội soi và bên phải của bác sĩ mổ.

Quy trình mổ nội soi thắt tĩnh mạch tinh

Cụ thể các bước phẫu thuật mổ nội soi thắt tĩnh mạch tinh sẽ được tiến hành như sau:

- Bước 1:

Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật bằng cách đưa thiết bị nội soi trocar vào bên trong. Trocar số 1 sẽ được thực hiện ở trên nách giữa, cụ thể là ở dưới xương sườn 12. Tiếp tục Trocar số 2 đặt ở lớp cơ cạnh cột sống và bờ dưới (khu vực thấp nhất của xương sườn 12). Trocar thứ 3 được đặt ở gần đường nách trước, cách khoảng 2-3 ngón tay trên mào chậu.

- Bước 2:

Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện phân tích để tìm tĩnh mạch tinh hoàn bị giãn nở. Có 2 mốc quan trọng nhất là phải tìm chính xác cực dưới thận và cơ đái chậu. Từ mốc này bác sĩ mới xác định được niệu quản (nằm trước cơ đái chậu), trước niệu quản là tĩnh mạch tinh giãn nở.

- Bước 3:

Khi phẫu thuật tĩnh mạch tinh cần phải tách khỏi động mạch tinh để bảo toàn khả năng sinh sản. Bác sĩ thực hiện buộc hoặc cặp clip tĩnh mạch trên, sau đó rạch mở tĩnh mạch bán phần qua hình ảnh nội soi, rồi nhờ bác sĩ hỗ trợ đứng ngoài bóp giúp giải phóng tĩnh mạch dưới bìu để giảm bớt cơn đau và khó chịu sau khi mổ. Kĩ thuật này giúp hút bớt máu qua ống thông và theo dõi tốc độ máu chảy thông qua camera thu nhận được.

Bác sĩ mổ chính sẽ thực hiện rạch mở tĩnh mạch bán phần thông qua hình ảnh nội soi để tiến hành cắt tĩnh mạch bị giãn. Sau đó thực hiện cầm máu theo quy định.

- Bước 4:

Bác sĩ sẽ thực hiện rút trocar, và khâu phục hồi lỗ trocar.

Mổ nội soi giãn tĩnh mạch thừng tinh

Hình ảnh mổ nội soi giãn tĩnh mạch thừng tinh 

Sau mổ nội soi thắt tĩnh mạch tinh có để lại di chứng gì không?

Sau khi phẫu thuật, bạn có thể gặp phải các tai biến như:

- Chảy máu vết mổ: Do vết thương không được cầm máu kĩ nên thành mạch hoặc chính mạch của của tĩnh mạch tinh có thể bị tuột chỉ, dẫn đến chảy máu bên trong. Với trường hợp chảy quá nhiều máu cần phải thực hiện phẫu thuật lại.

- Nếu phẫu thuật thắt nhầm tĩnh mạch tinh hoặc xác định sai tĩnh mạch tinh cần phải mổ lại.

- Phù bạch huyết ở bìu.

- Gây tràn dịch màng tinh hoàn, nếu tràn dịch ít nên tiến hành theo dõi, tràn dịch nhiều cần phải dùng thuốc hoặc phẫu thuật phục phồi.

- Nhiễm trùng lỗ Trocar phải sử dụng kháng sinh và theo dõi cẩn trọng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ tái phát sau khi mổ nội soi giãn tĩnh mạch thừng tinh lên tới 10 – 15% . Bạn nên lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để cuộc phẫu thuật được thành công và hạn chế tối đa các biến chứng.

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Mổ nội soi giãn tĩnh mạch thừng tinh cần chú ý điều gì?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức