Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái không đau có phải điều trị không?

04:48 Ngày 16/05/2022
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái là nỗi lo của rất nhiều nam giới. Nhiều người băn khoăn không thấy đau đớn ở tinh hoàn, nhưng đi thăm khám được chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh, thì có phải điều trị không? Bài viết tổng hợp lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa để giải đáp thắc mắc phổ biến này.

Vì sao giãn tĩnh mạch tinh hoàn đa phần xảy ra ở bên trái?

Cấu tạo thừng tinh là ống dẫn từ tinh hoàn lên ổ bụng. Phía bên trong thừng tinh có chứa nhiều mạch máu, ống dẫn tinh, mạch bạch huyết và dây dẫn thần kinh.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là căn bệnh khi tĩnh mạch thừng tinh giãn ra, có thể sờ hoặc nhìn thấy bằng mắt thường. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái chiếm khoảng 90% các ca bệnh, còn lại số ít mắc giãn thừng tinh bên phải hoặc 2 bên.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái là do van trong tĩnh mạch bìu hoạt động kém, khiến cho dòng máu chảy ngược từ vùng tinh hoàn trở về tim kém. Máu ứ đọng lâu ngày sẽ khiến tĩnh mạch tinh giãn to. Ngoài ra, tĩnh mạch chủ lớn ở vùng bụng, hoặc khối u thận phát triển sẽ khiến áp lực của tĩnh mạch cũng tăng lên, gây giãn tĩnh mạch tinh. Nguyên nhân này thường gặp ở đối tượng nam giới có độ tuổi trên 40.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn thường được phát hiện ở giai đoạn tuổi dậy thì và thanh niên. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái vẫn có thể có con với chất lượng tinh dịch bình thường. Nhưng căn bệnh này cũng chiếm khoảng 40% tỉ lệ vô sinh nam nên người bệnh không nên chủ quan mà cần phải thăm khám sớm để có biện pháp điều trị thích hợp. 

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái

Cấu tạo tĩnh mạch tinh dễ gây giãn tĩnh mạch 

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái không đau có phải điều trị không?

Hầu hết các bệnh nhân mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn không có dấu hiệu nhận biết ở giai đoạn đầu. Rất nhiều người tình cờ phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe nam giới.

Tuy nhiên, ở giai đoạn nặng, người mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái có thể có các dấu hiệu như sau:

- Đau tức, nặng bìu, khó chịu ở bìu trái.

- Có thể nhìn hoặc sờ thấy tĩnh mạch bìu trái.

- Biểu hiện teo nhỏ tinh hoàn trái.

Ngoài các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ cũng cần kiểm tra khám tổng quát các khối u bụng, bướu thận hoặc xét nghiệm tinh dịch đồ… để chẩn đoán phân biệt và xác định cấp độ giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái.

Một số xét nghiệm cần thiết như:

- Siêu âm Doppler bìu có độ nhạy khoảng 85 – 100% giúp xác định tốc độ lưu thông máu huyết.

- Nghiệm pháp Valsalva: Đường kính tĩnh mạch thường trên 3.5mm và phát hiện dòng tĩnh mạch chảy ngược khi thực hiện nghiệm pháp được chẩn đoán mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh.

- Làm xét nghiệm tinh dịch đồ: Giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của giãn tĩnh mạch thừng tinh đối với chức năng của tinh hoàn. Ước tính khoảng 90% người mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn có tinh trùng giảm di động và khoảng 65% người bệnh có số lượng tinh trùng thấp. Một số bệnh nhân còn thấy hình thái học tinh trùng thay đổi (đầu dài, đoạn giãn rộng).

- Xét nghiệm nội tiết tố nam: Bao gồm Testosterone toàn phần và tự do cùng với hàm lượng LH, FSH giúp đánh giá chức năng sinh tinh. Nếu tỉ lệ FSH lớn hơn 14 mIU/ml được đánh giá là khả năng sinh tinh ở mức rất kém. Nhiều bệnh nhân mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn cũng có nồng độ testosterone giảm rõ rệt, tăng nguy cơ vô sinh nam.

Trường hợp giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái không có biểu hiện đau vẫn nên thực hiện các xét nghiệm trên để biết kết quả tinh dịch đồ và có biện pháp điều trị phù hợp.

Bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên thực hiện điều trị càng sớm càng tốt để tránh biến chứng vô sinh – hiếm muộn sau này.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái

Hình ảnh siêu âm giúp chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh 

Một số phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái hiện nay

- Phẫu thuật cột giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Phương pháp này được thực hiện thông qua vết mổ ở ngả bìu, ngả bẹn, ngả sau phúc mạc để thắt tĩnh mạch tinh hoàn.

- Phẫu thuật thuyên tắc tĩnh mạch tinh: Biện pháp này được thực hiện qua kĩ thuật qua da, được thực hiện ngược dòng hoặc xuôi dòng. Phương pháp này sử dụng thuốc cản quang, xác định các vùng cấu trúc giải phẫu để bơm thuốc xơ hóa làm tắc tĩnh mạch bị bệnh để máu huyết di chuyển sang tĩnh mạch khỏe mạnh. Một số loại thuốc gây xơ hóa thường dùng như: polidocanol, N-butyl cyanoacrylate, Sodium morrhuate.

- Phẫu thuật mổ nội soi: Phương pháp này giúp cột tĩnh mạch bị bệnh, thường có biến chứng thấp nhưng tỉ lệ tái phát khá cao.

- Phẫu thuật vi phẫu: Phương pháp mổ hở nhưng ứng dụng kính hiển vi phóng đại, giúp xác định chính xác tĩnh mạch bị bệnh và bảo toàn được tĩnh mạch tinh.

- Điều trị bằng thảo dược Đông y: Đa phần giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái nặng, có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật đòi hỏi kĩ thuật phức tạp, đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, chi phí lớn. Với người mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn giai đoạn đầu có thể áp dụng các bài thuốc của Y học cổ truyền để hoạt huyết, thông mạch, tăng độ đàn hồi của tĩnh mạch sẽ giúp bệnh giảm nhanh chóng.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái có chữa khỏi được không?

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân phát hiện sớm, điều trị đúng cách sẽ đem lại hiệu quả điều trị sẽ nhanh hơn. Để ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh, nam giới cần chú ý:

- Nên tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

- Tránh tắm bằng nước nóng sẽ khiến nhiệt độ bìu tăng.

- Không hoạt động thể lực quá mạnh, sẽ gây áp lực đến bìu nhiều hơn.

- Không hút thuốc lá, uống rượu bia.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái không đau cũng cần có biện pháp điều trị sớm để tránh biến chứng vô sinh – hiếm muộn ở nam giới. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về căn bệnh này.

 

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái không đau có phải điều trị không?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức