Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có phải đi làm tinh dịch đồ hay không?

01:07 Ngày 26/05/2022
Bệnh nhân mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn chiếm khoảng 40% tỷ lệ vô sinh ở nam giới. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có nên làm xét nghiệm tinh dịch đồ không? Dưới đây là lời khuyên về các xét nghiệm tinh dịch đồ và biện pháp điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn cho nam giới tham khảo.

Vì sao giãn tĩnh mạch tinh hoàn nên làm xét nghiệm tinh dịch đồ?

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn. Nguyên nhân là bởi tĩnh mạch tinh giãn nở sẽ khiến cho nhiệt độ tinh hoàn tăng lên dẫn đến tinh hoàn có thể bị teo nhỏ, sản sinh hormone và chất lượng tinh trùng kém đi.

Do vậy, bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên kết hợp chẩn đoán bằng nghiệm pháp Valsava (kĩ thuật chẩn đoán lưu thông máu để xác định cấp độ mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn) và xét nghiệm tinh dịch đồ để chẩn đoán biến chứng. Nhất là với người bệnh có biểu hiện khó có con càng cần thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ để điều trị tốt nhất. 

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Hình ảnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn 

Xét nghiệm tinh dịch đồ được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm tinh dịch đồ là biện pháp đánh giá số lượng và chất lượng tinh trùng dựa trên mẫu tinh dịch thu nhận được. Dựa trên các chỉ số tinh dịch đồ chỉ xác định phỏng đoán khả năng sinh sản là thấp hay cao chứ không phải là biện pháp kết luận vô sinh nam.

Trước khi lấy tinh dịch để làm xét nghiệm, người bệnh cần chú ý không xuất tinh trong khoảng 2-3 ngày. Sau đó, người bệnh mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn sẽ phải thực hiện kĩ thuật lấy tinh dịch tại phòng thí nghiệm. Tinh dịch thu nhận được sẽ được phân tích không được vượt quá 2 giờ sau đó. 

Kết quả thu nhận được thông qua mẫu tinh dịch là: tinh dịch có màu sắc gì, nồng độ axit, màu sắc, số lượng tinh trùng, hình thái tinh trùng, mức độ vận động của tinh trùng, số lượng tinh trùng không di chuyển được….

Theo WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ số tinh dịch bình thường như sau:

- Màu sắc tinh dịch: Màu trắng sữa hoặc màu trong, có nhớt và đặc.

- Nồng độ PH (độ axit) khoảng: 7,8 – 8,0, có thể kèm theo tế bào bạch cầu.

- Tổng thể tích tinh dịch > 2 ml.

- Nồng độ tinh trùng: 20 triệu tinh trùng/ml.

- Hình thái học: Khoảng 15% tinh trùng bình thường.

- Mức độ vận động của tinh trùng: > 50% tinh trùng di chuyển về phía trước, hoặc 25% chuyển động nhanh trong thời gian 1 tiếng sau khi xuất tinh.

- Lượng bạch cầu: < 1 triệu/mL.

- Số lượng tinh trùng kết dính: Khoảng 10% tổng số tinh trùng.

Bác sĩ chuyên khoa cũng khẳng định với trường hợp mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn có số lượng tinh trùng thấp cũng chưa thể chắc chắn được bệnh nhân mắc vô sinh – hiếm muộn do còn phụ thuộc vào nữ giới. Sau khi làm xét nghiệm tinh dịch đồ cần được bác sĩ tư vấn kết quả xét nghiệm và khả năng sinh sản.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Gợi ý chỉ số tinh dịch bình thường theo WHO

Trước khi làm xét nghiệm tinh dịch đồ cần lưu ý điều gì?

Bệnh nhân mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn trước khi làm xét nghiệm tinh dịch đồ cần chú ý:

- Không xuất tinh trước đó tối thiểu khoảng 3 – 5 ngày và tối đa 7 ngày trước khi kiểm tra.

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không uống rượu bia, hút thuốc lá trong khoảng 3 tháng trước khi lấy tinh dịch để có kết quả chỉ số tốt nhất.

- Tập luyện vừa sức, làm việc và nghỉ ngơi điều độ.

- Bổ sung hải sản, vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống, nhất là chất Kẽm và Selen hỗ trợ sản xuất tinh trùng.

- Uống nhiều nước để tinh dịch không bị đặc.

- Không làm xét nghiệm cho những người vừa sử dụng bia, rượu, sốt cao hoặc viêm nhiễm vì sẽ làm ảnh hưởng kết quả tinh trùng.  

Theo bác sĩ chuyên khoa, người mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn nên thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ để chẩn đoán và có biện pháp điều trị tốt nhất. Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để cải thiện chất lượng tinh trùng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có phải đi làm tinh dịch đồ hay không?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức