Giãn tĩnh mạch tinh hoàn bên trái nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái
Giãn tĩnh mạch tinh hình thành khi các đám rối tĩnh mạch thừng tinh bị giãn rộng, kích thước tăng. Tĩnh mạch tinh nổi rõ trên bề mặt da, màu tím hoặc xanh đậm, tạo thành các búi lớn, gây mất thẩm mỹ. Giãn tĩnh mạch tinh còn có thể cản trở quá trình lưu thông máu huyết, dẫn đến giảm chức năng sinh tinh, làm số lượng và chất lượng tinh trùng suy giảm.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra ở bên trái do tĩnh mạch trái đẩy máu về tĩnh mạch chủ và thận, nên dễ bị ứ đọng máu. Nghiên cứu chỉ ra rằng giãn tĩnh mạch thừng tinh trái có thể chiếm đến 90%, số ít bệnh nhân mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh ở cả hai bên.
Hình ảnh búi tĩnh mạch thừng tinh trái giãn
Giãn tĩnh mạch thừng tinh trái có mấy cấp độ?
Hầu hết nam giới mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh trái cấp độ vừa và nhẹ thường không có dấu hiệu nhận biết. Cụ thể, giãn tĩnh mạch thừng tinh trái có nhiều cấp độ như sau:
- Cấp độ 0:
Đây là mức độ giãn tĩnh mạch thừng tinh trái nhẹ nhất, làm thừng tinh tăng về kích thước. Ở cấp độ này chỉ có thể được phát hiện thông qua kĩ thuật siêu âm.
- Cấp độ 1:
Giãn tĩnh mạch thừng tinh trái có thể được phát hiện thông qua nghiệm pháp Valsalva.
- Cấp độ 2:
Giãn tĩnh mạch thừng tinh trái bị giãn rộng, tạo thành các búi tĩnh mạch nổi lên to, có thể sờ thấy khi đứng thẳng.
- Cấp độ 3:
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể khiến vùng bìu biến dạng, tĩnh mạch nổi đường kính to, nhìn rõ trong tư thế đứng thẳng.
- Cấp độ 4:
Búi tĩnh mạch nổi to có thể nhìn thấy rõ trong tư thế nằm. Đây là cấp độ nặng, có thể gây đau, khó chịu ở bìu.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn gây đau đớn, khó chịu, mất tự tin trong cuộc sống, sinh hoạt
Triệu chứng nhận biết giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái
Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường không nhận thấy triệu chứng bất thường, chỉ phát hiện bệnh khi đi thăm khám. Một số dấu hiệu nhận biết giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái đã ở cấp độ nặng như:
- Nổi tĩnh mạch: Tĩnh mạch tinh nổi to, có thể nhìn hoặc sờ thấy trong tư thế đứng hoặc ngồi.
- Đau bìu: Giãn tĩnh mạch thừng tinh trái có thể gây đau bìu. Cơn đau có thể âm ỉ khi nghỉ ngơi, nhưng tăng lên khi vận động hoặc gắng sức.
- Teo nhỏ tinh hoàn: Giãn tĩnh mạch thừng tinh trái làm máu ứ đọng, khiến tăng nhiệt độ ở tinh hoàn. Điều này dẫn đến hệ quả là các tĩnh mạch tinh hoàn teo nhỏ, tế bào tinh hoàn dần chết đi. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến vô sinh.
- Giảm chức năng sinh sản: Khi tinh hoàn bị teo nhỏ sẽ dẫn đến suy giảm khả năng sinh tinh, giảm hormone nam giới, suy giảm ham muốn tình dục và ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng tinh trùng, dẫn đến tăng nguy cơ vô sinh nam.
Khi nhận thấy các biểu hiện nổi tĩnh mạch, đau, khó chịu ở vùng bìu tốt nhất bạn nên đi thăm khám để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác.
Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái
Điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi, chẩn đoán các cấp độ để có biện pháp thích hợp. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái bị đau, chất lượng tinh trùng kém có thể áp dụng các biện pháp điều trị như dùng thuốc nội khoa, phẫu thuật.
Biện pháp dùng thuốc thường áp dụng cho trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, hiện nay giãn tĩnh mạch tinh hoàn chưa có thuốc Tây đặc trị. Vì vậy, nhiều người lựa chọn dùng thảo dược Đông y giúp hoạt huyết, thông mạch, tăng sức bền thành mạch, làm giảm giãn tĩnh mạch tinh hoàn từ tận gốc.
Biện pháp phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch bị giãn có nhiều phương pháp. Tuy nhiên, phẫu thuật thường tốn kém chi phí, tỉ lệ tái phát cao. Ngoài việc điều trị đúng cách, người bệnh cũng cần chú ý không tắm nước nóng, ăn uống lành mạnh, không sử dụng rượu bia, chất kích thích để sớm loại bỏ giãn tĩnh mạch tinh hoàn.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái là căn bệnh nam khoa phổ biến. Nếu bạn thấy đau bìu, nổi tĩnh mạch nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phù hợp.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức