Giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát điều trị như thế nào?

04:27 Ngày 06/06/2022
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có tỉ lệ tái phát khá cao, nhất là sau khi thực hiện phẫu thuật. Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát như thế nào cho đúng? Cùng tìm hiểu thêm qua nội dung bài viết dưới đây.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát chiếm tỉ lệ cao: Vì sao?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có tỉ lệ tái phát cao. Nguyên nhân có thể do các yếu tố sau:

- Do mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh ở cơ sở chưa đạt chuẩn, đội ngũ bác sĩ chưa có chuyên môn, các phương tiện kĩ thuật chưa tốt.

- Do chưa điều trị đúng phương pháp hoặc điều trị nửa chừng, chưa dứt điểm bệnh.

- Do chế độ làm việc, sinh hoạt sau khi điều trị làm máu huyết lưu thông kém, dẫn đến tái phát giãn tĩnh mạch thừng tinh.

- Do sức đề kháng kém, có bệnh lý về máu huyết, khiến hệ thống van tĩnh mạch suy yếu.

- Do duy trì những thói quen có hại cho tinh hoàn như: mặc quần lót chật chội, tắm nước nóng thường xuyên….

- Do phải đứng hoặc ngồi lâu hàng ngày.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý xảy ra ở tĩnh mạch tinh hoàn, máu ứ đọng khiến tĩnh mạch tinh giãn nở, làm ảnh hưởng đến chức năng tinh hoàn. Bệnh lý này phổ biến ở nam giới trong độ tuổi dậy thì.

Biến chứng của bệnh có thể gây ảnh hưởng chức năng tinh hoàn, làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Ngoài ra, giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng có thể gây teo tinh hoàn, suy giảm hormone nam, tăng nguy cơ xuất tinh sớm, rối loạn cương dương.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát

Búi thừng tinh giãn nở

Dấu hiệu nhận biết giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát

Giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát cũng có thể nhận biết bằng các triệu chứng như:

- Đau tức vùng tinh hoàn, nhất là sau khi đi lại, vận động mạnh.

- Bên tinh hoàn bị bệnh có dấu hiệu teo nhỏ lại.

- Búi tĩnh mạch nổi to, có thể nhìn hoặc sờ thấy rõ búi tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Do vậy, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở tinh hoàn, người bệnh nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và xác định mức độ bệnh lý.

Để biết ảnh hưởng của giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát đến chức năng sinh lý, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm tinh dịch đồ hoặc thực hiện nghiệm pháp có liên quan.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát điều trị như thế nào?

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát có các phương pháp như sau:

1. Dùng thuốc Đông Y

Đông y gọi bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh sa đì, dẫn đến tinh hoàn sa xuống làm ảnh hưởng đến chức năng tinh hoàn. Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc cổ phương, kết hợp các thảo dược tự nhiên, giúp thông mạch, hoạt huyết, cải thiện chức năng Gan – Thận, làm tăng cường miễn dịch và sinh lý.

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh là phương pháp an toàn, hiệu quả được rất nhiều người áp dụng. Phương pháp này có ưu điểm là điều trị bệnh tận gốc, ứng dụng các dược liệu lành tính, không gây tác dụng phụ.

2. Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh thường áp dụng cho trường hợp:

- Gặp khó khăn trong việc sinh con do giãn tĩnh mạch thừng tinh.

- Tinh hoàn teo nhỏ, đau đớn ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.

- Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ bất thường.

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát có nhiều phương pháp như: can thiệp nội mạch, phẫu thuật nội soi thắt tĩnh mạch tinh trong, thắt tĩnh mạch tinh sau phúc mạc hoặc phẫu thuật truyền thống mổ hở qua bìu hoặc đường bẹn. 

Tuy nhiên, để làm tăng hiệu quả điều trị, tránh biến chứng sau mổ, người bệnh cần chú ý lựa chọn cơ sở uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát

Cận cảnh mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh 

3. Lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt trong khi điều trị

Trong quá trình điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát, người bệnh cần chú ý:

- Tuân thủ quy tắc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, mặc quần lót rộng rãi, thoáng mát.

- Ăn uống điều độ, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, trái cây, tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng.

- Duy trì tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời điều chỉnh phương pháp cho phù hợp.

- Không nên vận động, làm việc, chơi thể thao quá sức ảnh hưởng đến chức năng tinh hoàn.

- Không tắm nước nóng trong thời gian dài.

- Không dùng nước quá nóng để tắm, ngâm bồn nước nóng.

- Nên thường xuyên vận động trong thời gian làm việc, không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.

Trên đây là những thông tin về giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát cho bạn tham khảo. Chúc bạn sớm lựa chọn được phương pháp điều trị tốt nhất để dứt điểm bệnh lý khó này.  

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát điều trị như thế nào?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức