Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 có gây vô sinh không?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Nỗi khổ của nam giới
Giãn tĩnh mạch thừng tinh hình thành khi tĩnh mạch trong bìu bị giãn ra, làm biến dạng bìu, khiến tinh hoàn teo nhỏ, có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
Đa phần giãn tĩnh mạch thừng tinh ở bên trái, số ít bị bệnh ở bên phải hoặc cả 2 bên. Bệnh rất phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng giãn tĩnh mạch thừng tinh gây tâm lí tự ti, để lâu có thể đe dọa khả năng sinh sản. Thống kê cho thấy khoảng 40% nam giới khó có con vì căn bệnh này.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 được xem là giai đoạn sớm của bệnh. Phát hiện càng sớm, điều trị càng nhanh chóng.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn - Căn bệnh phổ biến ở nam giới
Giãn tĩnh mạch thừng tinh hình thành do nhiều nguyên nhân
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh được xem là tự phát. Bệnh hình thành do van tĩnh mạch bị khiếm khuyết hoặc suy yếu làm máu lưu thông kém, ứ đọng, làm nóng tinh hoàn, lâu dần sẽ gây teo tinh hoàn. Hiện tượng ứ huyết có thể gây trào ngược vào tĩnh mạch tinh, dẫn đến giãn tĩnh mạch bìu làm búi tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo như búi giun.
Ngoài ra, giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể hình thành do các nguyên nhân như:
- Do nhiệt độ vùng bìu tăng cao.
- Do người bệnh phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ 1 khiến máu bị ứ đọng trong thành mạch bìu. Người bệnh có thể sờ thấy các búi tĩnh mạch do máu ứ lâu ngày.
Dấu hiệu nhận biết giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1
Giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm 4 cấp độ, trong đó cấp độ 1 là giai đoạn sớm của bệnh, thường không có triệu chứng nhận biết rõ ràng.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 chưa khiến người bệnh bị đau hay ngứa quanh bìu. Người bệnh chưa nhìn thấy búi tĩnh mạch giãn nở bằng mắt thường nhưng có thể sờ thấy. Chủ yếu bệnh được phát hiện khi đi siêu âm, kiểm tra sức khỏe.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tiến triển gây nhiều biểu hiện như:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Đây là giai đoạn có thể nhìn thấy tĩnh mạch tinh giãn to trong tư thế đứng.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Bệnh thường nặng và gây các triệu chứng giãn tĩnh mạch nổi to, ngoằn ngoèo, có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi đứng hoặc nằm. Người bệnh còn có thể bị đau, quặn thắt, vùng bìu tinh hoàn có nhiều tia máu màu đỏ, tím. Ngoài ra, xệ bìu, tinh hoàn ở vùng bìu bị bệnh có xu hướng nhỏ hơn bên còn lại là những dấu hiệu điển hình của giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh con không?
Theo bác sĩ chuyên khoa, giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 chưa ảnh hưởng nhiều đến người bệnh nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến:
- Gây teo tinh hoàn: Giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ làm cho nhiệt độ tinh hoàn tăng cao, lâu dài sẽ khiến tinh hoàn teo nhỏ hơn so với bên tinh hoàn không bị bệnh.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh lý: Khi tinh hoàn bị teo nhỏ cũng đồng thời làm suy giảm hormone testerone, làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của nhiều nam giới.
- Gây tăng nguy cơ vô sinh: Giãn tĩnh mạch vùng bìu sẽ khiến cho nhiệt độ tinh hoàn tăng lên 33 - 34 độ C dẫn đến số lượng và chất lượng tinh trùng đều suy giảm khiến khó thụ tinh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 có cần điều trị không?
Tĩnh mạch thừng tinh là nỗi lo lắng của không ít nam giới. Bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên đi thăm khám sớm để tránh được những biến chứng nguy hiểm và tiết kiệm chi phí điều trị.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 nên sử dụng các thảo dược tự nhiên giúp hoạt huyết, tăng sức bền thành mạch để giảm suy giãn tĩnh mạch. Y học cổ truyền còn lưu giữ rất nhiều bài thuốc cổ phương hoạt huyết, thông mạch, ngăn ứ huyết, ngăn ngừa cục máu đông trong thành mạch giúp loại bỏ giãn tĩnh mạch thừng tinh hiệu quả.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 có thể biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của nam giới. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan mà hãy lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín để điều trị đúng cách.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức