Giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên: Căn bệnh khó nói ở nam giới
Giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên: Bệnh lý gây hoang mang cho nam giới
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng tĩnh mạch vùng bìu bị sưng to. Bìu là vùng túi da bảo vệ bên ngoài tinh hoàn. Thông thường, nhiệt độ vùng bìu thường thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 1- 2 độ C, giúp sản sinh tinh trùng. Khi nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ khiến dòng máu chảy vào khu vực bìu, ứ đọng làm nhiệt độ bìu tăng lên dẫn đến ảnh hưởng chất lượng tinh trùng.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh chủ yếu xảy ra ở bên trái. Giãn tĩnh mạch thừng tinh cả 2 bên thường hiếm gặp. Bệnh có thể khiến co rút tinh hoàn, biến dạng tinh hoàn. Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể phải đối mặt với bệnh lý này. Ước tính khoảng 100 người thì có 15 người bị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Cấu tạo thừng tinh
Triệu chứng nhận biết giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh diễn biến rất âm thầm, ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng. Đa phần người bệnh đi thăm khám khi nhận thấy các dấu hiệu dưới đây:
- Đau bìu: Người bệnh có thể thấy đau nhiều khi đứng hoặc vận động, chơi thể thao. Hiện tượng đau có thể giảm bớt khi nghỉ ngơi. Với người mắc bệnh nặng, cơn đau có thể không dứt ngay cả khi nằm nghỉ.
- Cảm giác bên tinh hoàn bị bệnh nặng nề hơn.
- Người mắc bệnh còn nhận thấy biểu hiện 2 bên tinh hoàn có kích thước khác nhau.
- Giãn tĩnh mạch nổi to, sưng ở hai bên tinh hoàn.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh mặc dù có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, nhưng không phải ai cũng phải đối mặt với vô sinh nam.
Nguyên nhân nào gây giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh hình thành do van tĩnh mạch bị suy yếu, khiến cho máu không lưu thông, ứ trệ trong lòng mạch sẽ dẫn đến triệu chứng giãn mạch. Ở người khỏe mạnh, máu huyết lưu thông theo van 1 chiều để đẩy máu từ vùng bìu đến các cơ quan khác. Nhưng với người mắc suy van tĩnh mạch, máu huyết ứ đọng lâu ngày sẽ gây giãn mạch máu, dẫn đến thương tổn tinh hoàn.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gặp ở độ tuổi dậy thì. Vùng tĩnh mạch thừng tinh bên trái thường dễ bị đọng máu nhiều hơn do cấu tạo gần với tĩnh mạch thận trái – bộ phận đảm nhiệm vai trò đưa máu về góc nghiêng đặc biệt trong cơ thể và không có van chống máu phun ngược.
Người bệnh tự kiểm tra giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên bằng cách nào?
Khi bệnh ở giai đoạn sớm thường không có cách gì để kiểm tra do tiến triển bệnh rất âm thầm. Khi bệnh nặng sẽ cảm thấy sưng bìu, tĩnh mạch nổi lên như búi giun.
Bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên nghiệm pháp Valsava kết hợp phương pháp hít thở sâu và nín thở trong 1 vài giây để phát hiện ứ máu tĩnh mạch.
Ngoài ra, để biết chính xác mức độ bệnh lý đang gặp phải, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm bìu để tái hiện hình ảnh mạch máu.
Hiện nay có các cấp độ giãn tĩnh mạch thừng tinh như sau:
- Cấp độ 1: Chưa có triệu chứng đặc biệt, thường chỉ phát hiện sau khi đi thăm khám, thực hiện kĩ thuật siêu âm hoặc chụp mạch.
- Cấp độ 2: Bệnh nhân có thể tự sờ thấy búi tĩnh mạch nổi lên khi thực hiện kĩ thuật hít thở sâu.
- Cấp độ 3: Sờ thấy búi tĩnh mạch khi đứng thẳng.
- Cấp độ 4: Thấy rõ búi tĩnh mạch nổi to, sờ thấy cứng và đau ngay cả khi nằm hay đứng.
Ngoài căn cứ vào biểu hiện lâm sàng, bác sĩ còn chỉ định siêu âm để biết chính xác mức độ bị bệnh và có biện pháp điều trị thích hợp nhất.
Cấp độ mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng bạn nên đi thăm khám để được tư vấn và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Bác sĩ có kê cho bạn các loại thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) hoặc thuốc chống đông máu. Ngoài ra, một số trường hợp nặng còn được tư vấn áp dụng phương pháp phẫu thuật như:
- Phương pháp mổ hở:
Biện pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân ngoại trú. Bác sĩ sẽ thực hiện gây tê hoặc gây mê tại chỗ trước, sau đó sẽ mở 1 đường hở tại bìu hoặc vùng bẹn để loại bỏ suy giãn tĩnh mạch. Người bệnh có thể quay trở lại hoạt động bình thường sau khoảng 2 ngày, nhưng cần lưu ý không chơi thể thao hay vận động mạnh ít nhất 2 tuần.
- Nội soi ổ bụng:
Bác sĩ thực hiện mở 1 đường nhỏ vào bụng, sau đó đưa dụng cụ nhỏ vào để cắt, nối tĩnh mạch thừng tinh. Trước đó, bác sĩ thực hiện gây mê.
- Thuyên tắc mạch qua da:
Bác sĩ thực hiện đưa ống nhỏ vào tĩnh mạch bẹn hoặc cổ. Bác sĩ thực hiện quan sát hình ảnh siêu âm phát hiện vùng tĩnh mạch bị giãn, rồi đóng mạch máu bị bệnh để ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý:
- Mặc đồ lót rộng rãi, thoáng mát để máu huyết lưu thông.
- Không tắm nước nóng.
- Ăn uống lành mạnh, không uống rượu bia, thuốc lá.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên là bệnh lý khiến nam giới lo lắng. Bác sĩ khuyên bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị càng sớm càng hạn chế biến chứng.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức