Giãn tĩnh mạch bìu có nguy hiểm không?

04:34 Ngày 19/04/2022
Giãn tĩnh mạch bìu là tình trạng tĩnh mạch giãn to, ngoằn ngoèo. Căn bệnh này chiếm tới khoảng 20% nam giới và 40% bệnh nhân vô sinh nam. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho người mắc giãn tĩnh mạch bìu tham khảo.

Không dễ dàng nhận biết giãn tĩnh mạch bìu giai đoạn đầu

Giãn tĩnh mạch bìu còn được gọi bằng cái tên phổ biến là giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc giãn tĩnh mạch tinh hoàn. Bệnh hình thành do máu của tĩnh mạch chảy về chỗ thấp khiến cho các van tĩnh mạch bị hư hỏng, làm tĩnh mạch tinh chịu nhiều sức ép dẫn đến máu ứ lại.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh giai đoạn đầu không có triệu chứng. Người bệnh có thể thấy các cơn đau nhẹ hoặc nặng bìu. Cơn đau thường nhiều hơn vào buổi chiều hoặc tối, hoặc sau khi vận động, đứng ngồi lâu, làm việc nặng nhọc. Nếu giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ nặng, bạn có thể nhận thấy biểu hiện tĩnh mạch tinh giãn nhiều, nổi phồng lên.

Ở Việt Nam, đa phần người mắc giãn tĩnh mạch bìu là trẻ em và thanh niên chỉ được phát hiện khi đi thăm khám. Dấu hiệu nhận biết lớn nhất là sưng bìu, khó chịu ở bìu. Một số trường hợp hiếm gặp là bệnh được chẩn đoán sau chấn thương thể thao hoặc chấn thương khác. Ước tính khoảng 15 – 20% bé trai có biểu hiện tinh hoàn theo nhỏ kèm theo giãn tĩnh mạch bìu.

Giãn tĩnh mạch bìu

Hình ảnh giãn tĩnh mạch bìu trái 

Giãn tĩnh mạch bìu có gây vô sinh không?

Thực tế, giãn tĩnh mạch bìu gây vô sinh như thế nào vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch xung quanh tinh hoàn có thể làm cho tinh hoàn tăng nhiệt độ cao hơn bình thường, dẫn đến trào ngược các chất từ thượng thận, thận và tĩnh mạch tinh, làm tinh hoàn nóng lên, dẫn đến chất lượng và số lượng tinh trùng giảm khiến khó có con.

Ngoài ra, giãn tĩnh mạch thừng tinh còn làm suy giảm hoạt động của tế bào Leydig (có vai trò quan trọng trong việc sinh tinh). Tế bào Leydid suy yếu sẽ khiến giảm nồng độ Testosterone giảm theo. Hệ quả là nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng phải đối mặt với vấn đề suy giảm ham muốn tình dục.

Nghiên cứu cũng khẳng định giãn tĩnh mạch thừng tinh làm cho nồng độ các gốc oxi hóa (ROS – reaction oxygen species) dẫn đến tăng tỉ lệ phân mảnh DNA tinh trùng. Hệ quả là tỉ lệ DFI (chỉ số tinh dịch đồ cho thấy khả năng sảy thai và sảy thai liên tiếp) cao hơn bình thường.

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch bìu như thế nào?

Ngoài việc chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm Doppler là kĩ thuật chẩn đoán chính xác nhất đường kính tĩnh mạch tinh và mức độ giãn tĩnh mạch tinh. Dựa vào hình ảnh thu nhận được, khi có ít nhất 1 tĩnh mạch trong tĩnh mạch tinh có kích thước lớn hơn 2mm kết hợp với nghiệm pháp Valsa thấy tĩnh mạch phình to được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Phân loại giãn tĩnh mạch bìu theo phương pháp Sartechi dựa trên kết quả siêu âm gồm có các mức:

- Độ 1: Không thấy giãn tĩnh mạch tinh trong bìu nhưng phát hiện dòng trào ngược của đám rối tĩnh mạch trong ống bẹn khi thực hiện nghiệm pháp Valsava.

- Độ 2: Chưa phát hiện giãn tĩnh mạch tinh khi nằm nhưng trong thực hiện nghiệm pháp Valsava trong tư thế đứng thấy giãn và có dòng trào ngược ở phần trên.

- Độ 3: Chưa thấy giãn ở tư thế nằm. Trong tư thế đứng thấy giãn và có dòng trào ngược ở cả 2 cực của tinh hoàn.

- Độ 4: Khi thực hiện nghiệm pháp Valsava thấy xuất hiện giãn và có dòng trào ngược ở tư thế nằm.

- Độ 5: Nhận thấy giãn và có dòng trào ngược rõ rệt, ngay cả khi không thực hiện nghiệm pháp Valsava.

Để chẩn đoán nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh, người bệnh cần thực hiện siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính để phát hiện các khối u ở tiểu khung, thận hoặc phúc mạc.

Giãn tĩnh mạch bìu

Giãn tĩnh mạch bìu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh và chất lượng tinh trùng 

Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch bìu

Theo bác sĩ chuyên khoa, nếu mắc giãn tĩnh mạch bìu không gây khó chịu thì có thể thay đổi thói quen sinh hoạt, không đứng hoặc ngồi lâu, không tắm nước nóng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.

Khi giãn tĩnh mạch bìu có các triệu chứng đau sưng bìu ảnh hưởng đến sinh hoạt, gây khó mang thai, teo tinh hoàn, gây rối loạn cương dương, hoặc xuất tinh sớm… cần phải có phương pháp điều trị thích hợp.

Người bệnh bị giãn tĩnh mạch thừng tinh nên sử dụng thuốc giúp thông mạch, hoạt huyết, tăng độ bền thành mạch. Những người có số lượng, chất lượng suy giảm được đánh giá qua tinh dịch đồ có thể được bác sĩ khuyên mổ. Tuy nhiên, chi phí mổ khá cao, sau khi mổ người bệnh có thể phải đối mặt với đau nhiều và tỉ lệ tái phát cao. Hiện nay có rất nhiều phương pháp mổ như mổ hở, vi phẫu, nội soi, tắc mạch… giúp cải thiện chất lượng tinh trùng nhưng cần thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao.

Mong rằng bài viết đã giúp bạn tìm hiểu thêm các kiến thức về bệnh giãn tĩnh mạch bìu. Nếu có triệu chứng giãn tĩnh mạch bìu bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ siêu âm, chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp. 

 

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Giãn tĩnh mạch bìu có nguy hiểm không?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức