Giãn thừng tinh hoàn biểu hiện và cách điều trị như thế nào?

04:16 Ngày 12/07/2022
Giãn thừng tinh hoàn là căn bệnh đa phần gặp ở độ tuổi dậy thì. Biểu hiện của bệnh như thế nào? Có điều trị được không? Dưới đây là ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dành cho bạn.

Giãn thừng tinh hoàn: Căn bệnh diễn biến âm thầm

Giãn thừng tinh hoàn thường gặp ở độ tuổi dậy thì do cơ quan sinh dục và cơ thể đang có sự phát triển mạnh mẽ. Tinh hoàn cũng có biểu hiện phát triển về kích cỡ, gia tăng máu huyết cơ quan này, dẫn đến tinh hoàn căng, giãn nở. Khi kích thước máu tăng lên mà vận chuyển, lưu thông máu ở vùng tinh hoàn kém sẽ dẫn đến dòng trào ngược xảy ra ở tĩnh mạch tinh, gây nên bệnh giãn thừng tinh hoàn.

Giãn thừng tinh hoàn làm thay đổi cơ chế trao đổi nhiệt ở tinh hoàn, khiến quá trình sản xuất tinh trùng bị rối loạn. Bệnh để lâu có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục do làm suy giảm chức năng tinh hoàn.

Nghiên cứu chỉ ra rằng người mắc giãn thừng tinh hoàn chủ yếu gặp ở bên trái, do tĩnh mạch tinh phải thường đổ máu về tĩnh mạch thận phải, còn tĩnh mạch tinh trái đổ máu về tĩnh mạch chủ dưới. Vì vậy, áp lực ở tĩnh mạch tinh trái nhiều hơn, làm tăng nguy cơ ứ máu và gây bệnh hơn.

Giãn thừng tinh hoàn

Hình ảnh giãn tĩnh mạch thừng tinh 

Biểu hiện bệnh giãn thừng tinh hoàn như thế nào?

Giãn thừng tinh hoàn giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, chỉ được phát hiện khi đi thăm khám. Khi bệnh nặng sẽ nhận thấy vùng tinh hoàn có hiện tượng nổi búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo dưới da. Bệnh càng nặng nổi càng to trong tư thế đứng và giảm khi nằm.  

Người bệnh còn có biểu hiện nặng bìu, cảm giác căng tức vùng bìu, nhất là sau khi hoạt động mạnh hoặc chơi thể thao. Ở giai đoạn muộn, người bệnh còn thấy biểu hiện đau âm ỉ bên tinh hoàn.

Giãn thừng tinh hoàn hiện được chia làm các cấp độ như sau:

- Cấp độ 0: Người bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt, chỉ phát hiện bất thường thông qua siêu âm.

- Cấp độ 1: Có biểu hiện đau âm ỉ khi làm việc gắng sức.

- Cấp độ 2: Người bệnh có thể sờ thấy nổi tĩnh mạch, nhưng chưa nhìn thấy trong tư thế đứng hoặc nằm.

- Cấp độ 3: Có thể quan sát thấy tĩnh mạch nổi to bằng mắt thường.

Nghiên cứu chỉ ra rằng trong độ tuổi dậy thì, thể tích tinh hoàn tăng tối đa khoảng 16ml. Tuy nhiên, người mắc giãn thừng tinh hoàn có thể làm cho tinh hoàn bị bệnh teo nhỏ hơn. Mức độ thể tích có thể được xác định chính xác qua hình ảnh siêu âm.

Điều trị giãn thừng tinh hoàn như thế nào?

Giãn thừng tinh hoàn điều trị theo Tây y chủ yếu áp dụng biện pháp phẫu thuật để thắt các tĩnh mạch tinh bị giãn, bảo toàn động mạch tinh khỏe mạnh. Hiện nay có các phương pháp phổ biến nhất bao gồm: Nội soi ổ bụng, vi phẫu thắt tĩnh mạch tinh theo đường bẹn và thắt tĩnh mạch tinh ngoài phúc mạc.

Các phương pháp này đều là biện pháp phẫu thuật tối thiểu. Phương pháp phẫu thuật thường có biến chứng khoảng 2 – 15% tái phát, trong đó tỉ lệ tràn dịch màng tinh hoàn có thể lên đến 10%. Phẫu thuật nội soi ổ bụng có thể gây biến chứng chảy máu hoặc tổn thương ổ bụng. Ngoài ra, phẫu thuật còn có thể gặp các hiện tượng phổ biến khác như: nhiễm trùng vết mổ, đau tinh hoàn, teo tinh hoàn.

Do vậy, nhiều người lựa chọn giãn thừng tinh hoàn bằng Đông y, ứng dụng các bài thuốc Y học cổ truyền giúp thông mạch, hoạt huyết, tăng cường sức bền thành mạch, giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, giãn bìu tinh hoàn. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao nhưng cần áp dụng lâu dài, kiên trì hàng ngày.

Ngoài ra, người mắc giãn thừng tinh hoàn cũng cần chú ý không mặc quần áo bó sát, không tắm nước nóng, không chơi thể thao, kết hợp ăn uống lành mạnh, bổ sung chất xơ để máu huyết lưu thông tốt hơn, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

 

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Giãn thừng tinh hoàn biểu hiện và cách điều trị như thế nào?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức