Giãn nhẹ tĩnh mạch thừng tinh gây nặng bìu có cần điều trị không?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh gì?
Hệ thống tĩnh mạch thừng tinh có cấu tạo nằm ở phía trên của tinh hoàn. Khi các tĩnh mạch này giãn dài, giãn to được gọi là bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh. Căn bệnh này hình thành do máu trong vùng tĩnh mạch tinh không di chuyển về tim mà ứ đọng và đổ về các vị trí thấp hơn. Bệnh đa phần gặp ở tinh hoàn trái, ít khi gặp ở tinh hoàn phải hoặc cả 2 bên.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh nam do:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến tăng nhiệt độ ở tinh hoàn, làm suy giảm chức năng tinh hoàn, khiến giảm khả năng di động của tinh trùng.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh còn gây teo nhỏ tinh hoàn, làm số lượng và chat lượng tinh trùng giảm, dẫn đến vô sinh nam.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gặp ở nam giới trong bất kì độ tuổi nào, đặc biệt là tuổi dậy thì và trưởng thành. Giãn nhẹ tĩnh mạch thừng tinh thường không có triệu chứng gì đặc biệt nên đa phần người bệnh bỏ qua và phát hiện bệnh muộn.
Hình ảnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Như thế nào là giãn nhẹ tĩnh mạch thừng tinh?
Hiện nay, giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm 5 cấp độ như sau:
- Cấp độ 0: Người bệnh chưa có các biểu hiện lâm sàng, chỉ phát hiện bệnh khi thực hiện kĩ thuật siêu âm, chụp mạch máu cho thấy tốc độ lưu thông máu kém.
- Cấp độ 1: Khi tiến hành làm nghiệm pháp Valsava thấy búi tĩnh mạch thừng tinh giãn to, máu lưu thông kém.
- Cấp độ 2: Người bệnh nhận thấy giãn tĩnh mạch thừng tinh trong tư thế đứng thẳng.
- Cấp độ 3: Dù đứng hay nằm, người bệnh cũng thấy búi tĩnh mạch giãn to.
- Cấp độ 4: Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây đau, teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến sinh lý và vận động cơ thể.
Giãn nhẹ tĩnh mạch thừng tinh thường là những trường hợp bệnh nhân mới mắc bệnh, đường kính tĩnh mạch tinh nhỏ hơn 2.5mm. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện kết hợp với nghiệm pháp Valsalva để đánh giá cấp độ bệnh. Ở giai đoạn nặng, giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây cảm giác đau, nặng bìu, teo nhỏ tinh hoàn, hoặc thậm chí ảnh hưởng đến chức năng cương dương, làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh nặng có thể gây đau
Giãn nhẹ tĩnh mạch thừng tinh điều trị như thế nào?
Giãn nhẹ tĩnh mạch thừng tinh theo bác sĩ chuyên khoa thì không cần áp dụng biện pháp phẫu thuật. Nếu người bệnh không thấy đau, khó chịu, hoặc không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thì có thể tham khảo phương pháp điều trị theo Y học cổ truyền, sử dụng các thảo dược tự nhiên giúp tăng cường lưu thông máu huyết, giúp loại bỏ giãn tĩnh mạch thừng tinh tận gốc.
Người mắc giãn nhẹ tĩnh mạch thừng tinh cũng cần lưu ý là bệnh không thể tự khỏi do các tĩnh mạch tinh đã giãn nở. Và càng để lâu, máu ứ đọng trong lòng tĩnh mạch càng nhiều sẽ dẫn đến nhiệt độ quanh tinh hoàn tăng cao, dẫn đến suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng.
Nghiên cứu cũng khẳng định, giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra ở tuổi thanh thiếu niên thường dẫn đến hệ quả bên tinh hoàn bị giãn thường phát triển kém. Càng để lâu dài càng ảnh hưởng đến khả năng sản sinh hormone nam giới, làm suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh nặng gây đau nhức, làm ảnh hưởng chất lượng sinh hoạt, cản trở khả năng thụ thai thường được bác sĩ khuyên nên phẫu thuật mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh. Hiện nay có các phương pháp mổ như sau: mổ truyền thống, mổ nội soi ổ bụng, vi phẫu, làm tắc mạch thừng tinh…. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị đúng cách, tránh để lâu dài gây hậu quả khó lường.
Giãn nhẹ tĩnh mạch thừng tinh bao lâu thì khỏi?
Giãn nhẹ tĩnh mạch thừng tinh tùy thuộc vào cơ địa và cách điều trị, sinh hoạt, ăn uống mà thời gian phục hồi sẽ khác nhau. Bệnh có thể chữa khỏi, nhưng đòi hỏi mỗi người phải kiên trì, kết hợp thực hiện những thói quen tốt cho tĩnh mạch thừng tinh như: không tắm nước nóng, không chơi thể thao vận động mạnh, không uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích…. Ngoài ra, người bệnh nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, mặc quần áo rộng rãi, làm việc và sinh hoạt lành mạnh.
Giãn nhẹ tĩnh mạch thừng tinh có thể khỏi sau khoảng vài tháng đến 1 năm điều trị. Trong quá trình trị bệnh, bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa kết hợp thường xuyên tái khám để bệnh nhanh chóng khỏi hoàn toàn, tránh tái phát.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức