Giãn mạch tinh hoàn có chữa được không? Phương pháp điều trị nào hiệu quả nhất?
Giãn mạch tinh hoàn chiếm khoảng 20 – 40% bệnh nhân vô sinh nam
Giãn mạch tinh hoàn gặp ở khoảng 8-16% nam giới, nhưng trong đó chiếm tới 20 – 40% tỉ lệ bệnh nhân vô sinh nam. Tỉ lệ người mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn đang ngày càng gia tăng. Bệnh xảy ra khi máu của tĩnh mạch không lưu thông, bị ứ đọng trong tĩnh mạch tinh, dẫn đến giãn mạch.
Giãn mạch tinh hoàn có thể gây triệu chứng đau nặng bìu, cơn đau nhiều hơn sau khi đứng hoặc ngồi lâu để làm việc. Khi sờ tay vào bạn có thể chạm thấy búi tĩnh mạch nổi to, ngoằn ngoèo tương tự như búi giun. Giãn tĩnh mạch chủ yếu xảy ra ở tinh hoàn trái (90%) nên thường làm búi tĩnh mạch sa xuống, dẫn đến phần bìu bị biến dạng.
Nhiều nam giới thắc mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn có chữa được không? Bệnh có thể điều trị dứt điểm nhưng cần kiên trì và áp dụng đúng cách. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể làm máu ứ lâu ngày, làm nhiệt độ trong bìu tăng cao hơn, khiến việc sản xuất hormone nam sụt giảm, số lượng và chất lượng tinh trùng giảm, dẫn đến ảnh hưởng khả năng sinh lý và tăng nguy cơ vô sinh. Do vậy, nam giới cần đi thăm khám sớm để giảm biến chứng nguy hiểm.
Cấu tạo tĩnh mạch tinh hoàn
Giãn mạch tinh hoàn có chữa được không? Có tái phát không?
Giãn mạch tinh hoàn có thể chữa khỏi hoàn toàn, không tái phát. Tuy nhiên, mỗi người lại có cấp độ mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh khác nhau, cơ địa khác nhau nên việc áp dụng phương pháp điều trị và thời gian để dứt điểm bệnh cũng khác nhau.
Ở người mắc giãn tĩnh mạch giai đoạn sớm, người bệnh chưa nhận thấy các dấu hiệu rõ ràng, chỉ phát hiện qua hình ảnh siêu âm thì có thể áp dụng các biện pháp giúp điều hòa máu huyết tốt hơn như:
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Không mặc quần áo bó sát, nên mặc quần áo và đồ lót rộng rãi, thoáng mát.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả kích thích lưu thông máu.
- Hạn chế các thực phẩm có hại cho mạch máu như đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường, đồ ăn sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ….
- Tránh béo phì, thừa cân làm tăng áp lực lên thành mạch.
Với những người mắc giãn mạch tinh hoàn gây triệu chứng đau, tĩnh mạch giãn to, teo nhỏ tinh hoàn, có xét nghiệm tinh dịch đồ bất thường… có thể áp dụng các biện pháp như:
- Dùng thuốc Đông y:
Y học cổ truyền lưu giữ rất nhiều bài thuốc giúp tăng cường lưu thông máu, tăng sức bền thành mạch, giúp giảm và điều trị các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch thừng tinh. Đây là cách hiệu quả để dứt điểm bệnh được rất nhiều người áp dụng.
- Phẫu thuật:
Với bệnh nhân mắc giãn mạch tinh hoàn ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng, dẫn đến nguy cơ vô sinh nam có thể được bác sĩ tư vấn mổ vi phẫu hoặc nội soi ổ bụng….
Phẫu thuật mổ giãn mạch tinh hoàn
Trước khi phẫu thuật trong khoảng 10 ngày không nên sử dụng các loại thuốc Aspirin, Naproxen, Ibuprofen…. Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt này có thể làm tăng tình trạng chảy máu trong lúc mổ. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần vận động mạnh trong khoảng 24 – 72h. Người bệnh cũng cần theo dõi các triệu chứng căng tức da bìu, tấy đỏ, phù nề, chảy dịch, sốt… cần phải lập tức tới bệnh viện để kiểm tra.
Phẫu thuật là phương pháp sử dụng các dụng cụ kĩ thuật hiện đại và cần đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao nên bạn hãy lựa chọn các địa chỉ uy tín để điều trị, tránh biến chứng và tái phát sau mổ.
Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có tự chữa được không?”. Người bệnh không nên tự ti mà nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác, giúp điều trị hiệu quả.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức