Giãn dây thừng tinh hoàn: Căn bệnh không thể coi thường

04:46 Ngày 22/04/2022
Giãn dây thừng tinh hoàn là một trong những căn bệnh hàng đầu gây vô sinh nam. Điều trị giãn dây thừng tinh hoàn đúng cách và kịp thời sẽ giúp nam giới tự tin, tránh biến chứng vô sinh.

Giãn dây thừng tinh hoàn là bệnh gì?

Giãn dây thừng tinh hoàn còn được gọi là giãn tĩnh mạch thừng tinh, giãn búi tĩnh mạch thừng tinh. Khi van tĩnh mạch bị suy giảm chức năng sẽ khiến cho lưu lượng máu giảm, máu ứ trong tĩnh mạch tinh nhiều, làm cho tĩnh mạch tinh dần giãn rộng.

Một số yếu tố làm suy van tĩnh mạch thừng tinh như:

- Xảy ra sự trào ngược các chất chuyển hóa từ tuyến thượng thận đến vùng tĩnh mạch tinh, dẫn đến ứ đọng bên trong tĩnh mạch, làm nhiệt độ bìu và nhiệt độ tinh hoàn tăng cao.

- Nam giới phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, vận động ít.

- Người có tiền sử mắc các bệnh lý về van tĩnh mạch hoặc bệnh lý về mạch máu.

Giãn dây thừng tinh hoàn

Hình ảnh giãn tĩnh mạch tinh trái 

Giãn dây thừng tinh hoàn: Căn bệnh diễn biến âm thầm

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là căn bệnh hầu như không phát hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Một số dấu hiệu nhận biết giãn dây thừng tinh hoàn ở giai đoạn muộn như:

- Cảm thấy căng bìu, nặng bìu, cơn đau tức gia tăng khi đứng, ngồi lâu hoặc về chiều tối.

- Sờ hoặc nhìn thấy rõ búi tĩnh mạch giãn ra, tương tự như búi giun.

- Thấy búi tinh hoàn sa xuống, nhưng tinh hoàn lại teo nhỏ đi, làm biến dạng vùng bìu.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh phổ biến ở nam giới từ độ tuổi dậy thì. Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên, người bệnh nên đi khám nam khoa sớm để được bác sĩ tư vấn.

Chẩn đoán giãn dây thừng tinh hoàn qua nghiệm pháp Valsava

Nghiệm pháp Valsalva được ra đời vào năm 1704 và cho đến nay vẫn được y học áp dụng để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến mạch máu. Nghiệm pháp Valsava là kỹ thuật thở ra gắng sức kết hợp với đóng nắp thanh môn sau khi đã thực hiện hít vào tối đa lượng khí. Động thác thở này được diễn tả tương tự như rặn khi đi vệ sinh, làm gia tăng áp lực của lồng ngực để chẩn đoán thay đổi về huyết áp, mạch đập.

Thiết bị dùng cho nghiệm pháp nay gồm 1 ống nghe, huyết áp kế. Để chẩn đoán chính xác giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể kết hợp siêu âm Doppler đầu dò để phát hiện tốc độ lưu thông máu.

Thông qua nghiệm pháp Valsava, bác sĩ phân loại giãn dây thừng tinh hoàn như sau:

- Cấp độ 0: Không có biểu hiện lâm sàng, chỉ được phát hiện thông qua hình ảnh siêu âm mạch máu, có xuất hiện dòng trào ngược mạch máu.

- Cấp độ 1: Sờ thấy búi tĩnh mạch ở bìu khi thực hiện nghiệm pháp Valsava, nhận thấy có dòng trào ngược mạch máu ở cực trên của tinh hoàn.

- Cấp độ 2: Sờ thấy búi tĩnh mạch trong tư thế đứng thẳng, có dòng trào ngược mạch máu ở cả cực trên và cực dưới tinh hoàn.

- Cấp độ 3: Quan sát thấy có búi tĩnh mạch giãn nở khi đứng thẳng, có dòng trào ngược của búi tĩnh mạch khi nằm.

- Cấp độ 4: Thấy búi tĩnh mạch nổi rõ trong tư thế đứng và nằm, có dòng trào ngược khi không thực hiện nghiệm pháp Valsava.

Giãn dây thừng tinh hoàn

Mô phỏng hình ảnh giãn tĩnh mạch tinh 

Giãn dây thừng tinh hoàn có ảnh hưởng đến sinh lý nam giới?

Giãn dây thừng tinh hoàn có thể là nguyên nhân gây suy giảm sinh lý ở nam giới, thậm chí gây vô sinh – hiếm muộn nếu không được điều trị đúng cách. Nguyên nhân là do:

- Tĩnh mạch thừng tinh giãn nở sẽ làm nhiệt độ tinh hoàn tăng lên. Nếu không được điều trị sẽ khiến cho tinh hoàn giảm sản sinh hormone nam, cũng như làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng.

- Giãn dây thừng tinh hoàn khiến tinh hoàn không nhận đủ dinh dưỡng, làm giảm ham muốn ở nam giới.

- Bệnh có thể gây teo nhỏ tinh hoàn, làm ống sinh tinh bị tổn thương.

Ước tính 40% nam giới bị vô sinh là do giãn tĩnh mạch thừng tinh. Do vậy, các đấng mày râu không nên e ngại mà cần đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn.

Giãn dây thừng tinh hoàn có nên phẫu thuật không?

Đa số người mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh thường được chỉ định điều trị nội khoa. Phương pháp phẫu thuật chỉ nên áp dụng cho người mắc bệnh nặng, hoặc thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ thấy chất lượng, số lượng tinh trùng kém.

Hiện nay có các phương pháp phẫu thuật như sau:

- Phẫu thuật nội soi dùng để thắt tĩnh mạch thừng tinh.

- Phẫu thuật tắc mạch can thiệp, chi phí khá tốn kém, tỉ lệ tái phát khoảng 4 – 11%.

- Phẫu thuật thắt mạch sau phúc mạc bằng phương pháp mổ hở, tỉ lệ tái phát cao khoảng 7-33%.

- Phẫu thuật qua đường bẹn, tỉ lệ tái phát khoảng 40%.

- Phẫu thuật vi phẫu đường bẹn, thời gian mổ khoảng 3 tiếng, sử dụng các trang thiết bị hiện đại, chi phí cao nhất nhưng tỉ lệ tái phát thấp.

Tùy thuộc vào tình hình bệnh mà bác sĩ có thể tư vấn phương pháp phù hợp. Người mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh không nên tự ý điều trị mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa các biến chứng.

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Giãn dây thừng tinh hoàn: Căn bệnh không thể coi thường
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức