Giãn dây thừng tinh có gây đau đớn không?
Giãn dây thừng tinh là bệnh gì?
Giãn dây thừng tinh là căn bệnh hình thành khi tĩnh mạch bao bọc quanh tinh hoàn giãn nở. Đây là bệnh lý có cơ chế tương tự như suy giãn tĩnh mạch chân. Khi máu huyết dồn đọng trong tĩnh mạch tinh, không được lưu thông đều đặn sẽ dẫn đến giãn tĩnh mạch bìu.
Giãn dây thừng tinh thường ít gặp ở bé trai dưới 10 tuổi, nhưng phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên và tuổi dậy thì. Nhiều người mắc bệnh sớm nhưng không có dấu hiệu bất thường nên không đi thăm khám và thường phát hiện ở giai đoạn muộn. Đa số giãn tĩnh mạch thừng tinh gặp ở bên trái nhiều hơn, số ít gặp ở bên phải hoặc cả 2 bên.
Van tĩnh mạch suy yếu dẫn đến máu ứ đọng trong thừng tinh
Giãn dây thừng tinh có gây đau đớn không?
Thực tế, giãn dây thừng tinh ở giai đoạn nhẹ không gây đau nên hầu hết nam giới thường không phát hiện bệnh sớm. Giãn dây thừng tinh hoàn ở giai đoạn sớm đa phần được phát hiện khi đi thăm khám.
Ở giai đoạn sau, giãn tĩnh mạch thừng tinh gây nên các triệu chứng sau:
- Gây đau tức vùng tinh hoàn.
- Gây biến dạng tinh hoàn, teo tinh hoàn.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chất lượng và số lượng tinh trùng kém.
Bác sĩ chuyên khoa đánh giá cơn đau đớn cường độ mạnh ít khi xảy ra nhưng vẫn có các trường hợp cảm thấy đau nhói, đau âm ỉ ở bìu, đau nhiều khi đứng hoặc hoạt động mạch, đau khi nằm ngửa.
Ngoài ra, một số bệnh nhân giãn dây thừng tinh nặng còn có biểu hiện tinh hoàn co rút (teo tinh hoàn). Nguyên nhân là do tinh hoàn được cấu tạo từ ống sinh tinh. Khi bị thương tổn, giãn dây thừng tinh sẽ khiến cho tinh hoàn không nhận đủ dinh dưỡng, máu huyết và nhiệt độ tinh hoàn tăng làm tinh hoàn teo nhỏ, khả năng sản sinh hormone và số lượng, chất lượng tinh trùng cũng giảm. Do vậy, không ít bệnh nhân giãn dây thừng tinh phải đối mặt với tình trạng vô sinh – hiếm muộn.
Làm thế nào để giảm đau do giãn dây thừng tinh?
Giãn dây thừng tinh có thể gây đau, khó chịu, căng tức vùng bìu. Để giảm các triệu chứng này, người bệnh cần chú ý:
- Mặc đồ lót rộng rãi, có thể tham khảo các loại quần lót tam giác để tạo cảm giác dễ chịu hơn.
- Nằm ngửa giúp giảm bớt lưu lượng máu và giảm bớt cường độ cơn đau.
- Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen.
- Nên vận động nhẹ nhàng, không nên chơi thể thao hoặc làm các việc lao động nặng nhọc làm vùng bìu đau nhiều hơn.
Bệnh gây biến dạng tinh hoàn, đau tức bìu
Hướng dẫn chẩn đoán giãn dây thừng tinh
Chẩn đoán giãn dây thừng tinh cần căn cứ vào kết quả thăm khám cơ quan sinh dục ngoài. Bác sĩ sẽ nhận thấy búi tĩnh mạch có hiện tượng sưng, rối trong bìu hoặc sờ thấy búi tĩnh mạch nổi to ở tư thế đứng. Ngoài ra, người bệnh cũng đa phần có kích thước tinh hoàn biến dạng, bên bị bệnh thường có tinh hoàn teo nhỏ hơn.
Để chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ nên khảo sát qua hình ảnh siêu âm. Nếu thấy máu chảy ngược trong tĩnh mạch tinh hoàn được chẩn đoán giãn dây thừng tinh. Ngoài ra, khi chẩn đoán cần chú ý xác định nguyên nhân để phân biệt với bệnh lý khác để có phương pháp điều trị đúng cách.
Giãn dây thừng tinh nếu không điều trị có sao không?
Giãn dây thừng tinh ở giai đoạn sớm thường không phát hiện ra được. Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng cứ khoảng 5 người mắc bệnh thì có 1 người gặp khó khăn trong việc thụ thai. Do đó, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh nên thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ khi phát hiện bệnh để có hướng điều trị phù hợp nhất.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Giãn dây thừng tinh có gây đau đớn không?”. Nếu bạn đang nghi ngờ mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh nên đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác, không nên để lâu dài khiến việc điều trị khó khăn.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức