Điều trị vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh

03:40 Ngày 14/10/2021
Nghiên cứu thống kê giãn tĩnh mạch thừng tinh chiếm tới 1/3 ca vô sinh nam. Vì vậy, điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh được xem là một trong những cách hiệu quả giúp cải thiện vô sinh nam nhờ phục hồi thương tổn ở tinh hoàn, tăng chất lượng tinh trùng.

Bài viết liên quan:

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nên kiêng ăn gì?

Giải đáp thắc mắc: Có nên mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh?

Một số thống kê liên quan đến giãn tĩnh mạch thừng tinh và vô sinh nam

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự xoắn, giãn bất thường của tĩnh mạch bao bọc quanh tinh hoàn, khi có các thông số bất thường về tinh dịch đồ mới được chẩn đoán vô sinh. Trường hợp bệnh nhân có kết quả tinh dịch đồ bình thường thì giãn tĩnh mạch thừng tinh không phải là nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể quan sát bằng mắt thường hoặc áp dụng nghiệm pháp Valsalva. Bệnh rất hiếm gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, chủ yếu ở tuổi dậy thì và trưởng thành (chiếm khoảng 15%). Trong đó, khoảng 20 – 40% bệnh nhân vô sinh nam có biểu hiện tinh dịch đồ kém và mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Điều trị vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh

Hình ảnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn 

Cơ chế bệnh sinh giãn tĩnh mạch thừng tinh và vô sinh

Thực tế cơ chế sinh bệnh cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận. Cấu trúc giữa hai bên tĩnh mạch thừng tinh bên phải và bên trái là khác nhau. Trong khi tĩnh mạch nằm bên trái tinh hoàn đổ thẳng vào góc tĩnh mạch thận trái sẽ đổ chép vào góc tĩnh mạch chủ dưới. Ngoài ra, tĩnh mạch thận trái có lực ép giữa động mạch mạc treo tràng và động mạch chủ giúp tăng áp lực đến tĩnh mạch tinh hoàn trái.

Một số giả thuyết cho rằng nhiệt độ bìu tăng nhanh sẽ khiến cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh dẫn đến cản trở quá trình trao đổi nhiệt, làm ức chế sinh tinh.

Một số yếu tố khác như: sự bất thường của chuyển hóa tuyến thượng thận, mất cân bằng nội tiết, thiếu oxi, tổn thương tưới máu nội tinh hoàn… cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến DNA của tinh trùng.

Điều trị vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giải phẫu cơ quan sinh dục ở nam giới 

Biểu hiện lâm sàng của giãn tĩnh mạch thừng tinh

Hầu hết các trường hợp mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh không có triệu chứng nhận biết rõ rệt. Các bệnh nhân thường đi thăm khám khi có triệu chứng khó chịu, đau nhức, sờ thấy búi tĩnh mạch, hiếm muộn, teo tinh hoàn….

Giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm 4 cấp độ khi khám lâm sàng:

- Độ I: Giãn nhỏ, có thể sờ thấy khi thực hiện nghiệm pháp Valsava.

- Độ II: Giãn khá to, có thể sờ thấy trực tiếp mà không cần thực hiện nghiệm pháp.

- Độ III: Giãn to, nhìn thấy bằng mắt thường.

Khi thăm khám, bác sĩ cũng cần lưu ý đến mật độ tinh hoàn và các yếu tố bệnh lý đi kèm như bướu sau phúc mạc, u bụng, bướu thận…

Ngoài ra, bác sĩ còn áp dụng biện pháp siêu âm Doppler bìu, làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Với những bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh có đường kính tĩnh mạch trên 3.5 mm và dòng máu tĩnh mạch có biểu hiện phục ngược trở lại khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva thì cần thực hiện thêm mẫu tinh dịch đồ. Khoảng 90% bệnh nhân sẽ có biểu hiện tinh dịch giảm di động và 65% mật độ tinh trùng kém. Để làm rõ hơn vấn đề này nên thực hiện xét nghiệm nội tiết, gồm có:  FSH, LH, testosterone tự do. Trường hợp FSH > 14 mIU/ml được chẩn đoán khả năng sinh tinh kém.

Điều trị vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh như thế nào?

Hầu hết bệnh nhân vô sinh nam do bệnh lý thừng tinh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Cụ thể là:

1. Phẫu thuật cột giãn tĩnh mạch thừng tinh

Phương pháp truyền thống này được thực hiện qua ngả bẹn, bìu, ngả sau phúc mạc, cột tĩnh mạch tinh để máu chảy đúng mạch. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tỉ lệ tái phát cao, có thể dễ sót lại các đám rối vi tĩnh mạch. Khi thực hiện phẫu thuật cần phải chú ý bảo tồn động mạch tinh để phục hồi khả năng sinh tinh.

Phương pháp truyền thống được đánh giá còn nhiều thiếu sót, khó nhận biết động mạch tinh nên xu thế hiện tại thường thực hiện vi phẫu thuật bằng kính núp để phân biệt được động mạch, tĩnh mạch tinh để tránh biến chứng tràn dịch tinh mạc và teo tinh hoàn.

Vi phẫu thực hiện dưới bẹn, ngả bẹn có ưu điểm là cột tĩnh mạch trong, bộc lộ tĩnh mạch tinh ngoài, tỉ lệ tái phát thấp hơn. 

Điều trị vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh

Phẫu thuật cột giãn tĩnh mạch thừng tinh 

2. Thuyên tắc tĩnh mạch tinh

Phương pháp này dùng thuốc cản quang giúp giải phẫu cấu trúc, giúp cận cảnh hình ảnh trào ngược để bơm hóa chất hoặc thuốc gây xơ hóa. Thuyên tắc tĩnh mạch được đánh giá khả năng phục hồi nhanh hơn, ít biến chứng, ít đau hơn và cải thiện mật độ tinh trùng tốt hơn.

3. Phương pháp mổ nội soi

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh mổ nội soi để cột tĩnh mạch đổ vào thận trái hoặc cột tĩnh mạch chủ. Vị trí này giúp số lượng tĩnh mạch tinh chỉ còn 1 – 2 cái, bảo tồn tốt động mạch tinh nhưng gặp nhiều nhược điểm như: viêm phúc mạc, tắc khí, tổn thương ruột…. Đặc biệt, khả năng tái phát cao.

Nhìn chung, điều trị vô sinh nam do giãn tĩnh mạch thừng tinh ở Việt Nam cũng rất phát triển. Sau khoảng 6 – 12 tháng có thể đánh giá hiệu quả của phương pháp này. Về cơ bản, phương pháp phẫu thuật vi phẫu đang được đánh giá hiệu quả nhất để giảm nguy cơ tai biến. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, lựa chọn bệnh viện uy tín, đội ngũ bác sĩ có tay nghề tốt để tăng hiệu quả điều trị, tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Điều trị vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức