Điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn theo Y học cổ truyền
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn theo Y học cổ truyền
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn còn có tên gọi khác là giãn tĩnh mạch thừng tinh. Nguyên nhân gây bệnh là do các tĩnh mạch nằm xung quanh tinh hoàn giãn ra do máu ứ đọng lâu ngày, làm cho vùng tinh hoàn bị biến dạng.
Một số nam giới còn phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu, đau đớn, thậm chí yếu sinh lí, chất lượng và số lượng tinh trùng suy giảm. Y học cổ truyền gọi giãn tĩnh mạch tinh hoàn là chứng Âm nang huyết thũng (máu ứ làm bìu dái sưng phù), hoặc Huyết sán (máu không thông khiến bìu dái nổi tĩnh mạch xanh) hay Đồi sán (bìu dái đau và sưng nhiều).
Muốn điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn cần chú trọng tăng cường lưu thông máu huyết, giúp đẩy máu từ chân về tim tốt hơn.
Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Một số bài thuốc điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn theo Y học cổ truyền
1. Bài thuốc điều trị khí trệ huyết ứ
Người bệnh có các triệu chứng đau tinh hoàn, giãn tĩnh mạch tinh hoàn, đau vùng hạ sườn, lưỡi tím, áp dụng bài thuốc:
Đan sâm 15g Xuyên luyện 15g
Quất hạch 15g Sài hồ 15g
Chỉ xác 10g Xuyên khung 10g
Cam thảo 3g Bạch thược 3g
Thủy diệt 3g
Cách dùng: Đem sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày.
2. Bài thuốc trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn chứng thấp nhiệt
Người bệnh có biểu hiện sưng bìu, vùng tinh hoàn nóng, sưng đỏ, đau rát khi quan hệ tình dục, cơ thể suy nhược. Áp dụng bài thuốc:
Thương truật 15g Nhân trần 15g
Hoàng bá 15g Tao giác thích 15g
Ngưu tất 15g Mộc hương 15g
Thủy diệt 10g Đương quy 10g
Xa tiền tử 10g Sài hồ 10g
Đào nhân 10g
Cách dùng: Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Lưu ý nên uống thuốc khi còn ấm.
3. Bài thuốc điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh hoàn chứng hàn ngưng huyết ứ
Người bệnh có các triệu chứng đau tinh hoàn, căng tức bìu, lạnh tinh hoàn, lưỡi rêu trắng, người mỏi mệt.
Áp dụng bài thuốc:
Đương quy 15g Xuyên luyện tử 15g
Ô dược 10g Mộc hương 10g
Địa miết trùng 10g Quế chi 6g
Ngô thù du 3g
Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang, lọc lấy nước, chia làm 3 lần uống. Lưu ý: Uống thuốc khi còn nóng, nếu thuốc đã nguội nên hâm nóng lại trước khi uống.
4. Bài thuốc Đông y điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn chứng đờm kết
Người mắc bệnh thường có biểu hiện tinh hoàn đau tức, chất lưỡi rêu dày, buồn nôn, huyết ứ gây giãn mạch thừng tinh, tăng cân khó kiểm soát, mạch huyền hoạt….
Áp dụng bài thuốc:
Ngô công 1 con Hải tảo 15g
Phục linh 15g Hương phụ 15g
Thương truật 15g Bán hạ 12g
Đởm nam tinh 10g Trần bì 10g
Địa miết trùng 10g Chỉ thực 10g
Cam thảo 5g Thủy diệt 3g
Cách dùng: Cho toàn bộ các vị thuốc đã rửa sạch vào nồi, đổ khoảng 700ml nước, đun lại cho cô đặc còn 2-3 bát thì uống hết trong ngày.
Điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn bằng Đông y cần lưu ý gì?
Điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn bằng thảo dược Đông y được rất nhiều người lựa chọn bởi mang lại nhiều ưu điểm như:
- Đảm bảo an toàn: Các thảo dược Y học cổ truyền đều có nguồn gốc từ tự nhiên, lành tính. Dược liệu là các loại lá, cành, hoa, quả, hạt của các loại cây đã được lưu truyền qua nhiều đời, không gây tác dụng phụ với người dùng.
- Hiệu quả tốt: Các bài thuốc điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn có nguồn gốc từ lâu đời, được lưu giữ từ đời này sang đời khác, mang lại hiệu quả do làm thông mạch, hoạt huyết.
- Đem lại nhiều công dụng khác: Một số thảo dược tự nhiên còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng số lượng và chất lượng tinh trùng, cải thiện chức năng sinh lý, thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố….
Tuy nhiên, các dược liệu tự nhiên cũng không phải dễ uống và bắt buộc phải kiên trì dùng trong thời gian dài mới có tác dụng. Khi điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn bằng Đông y, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn tốt hơn.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức