Dấu hiệu giãn tĩnh mạch tinh hoàn cần phát hiện sớm ngăn chặn nguy cơ vô sinh
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch tinh hoàn là gì?
Tĩnh mạch thừng tinh là bộ phận nối từ tinh hoàn đến ổ bụng, giúp dẫn truyền máu huyết đến cơ quan sinh dục. Cấu tạo của thừng tinh có các loại: mạch bạch huyết, mạch máu, dây thần kinh và ống dẫn tinh.
Tĩnh mạch thừng tinh giúp quá trình trao đổi chất của tinh hoàn giúp tinh hoàn hoạt động khỏe mạnh, điều tiết hormone sinh dục nam và sản xuất tinh trùng. Do vậy, giãn tĩnh mạch thừng tinh còn có tên gọi là giãn tĩnh mạch tinh hoàn, là căn bệnh nam khoa rất phổ biến, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tinh hoàn, dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.
Bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên nhận biết dấu hiệu giãn tĩnh mạch tinh hoàn sớm để tránh những biến chứng xấu. Một số dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất như:
- Cảm thấy đau, sưng, tức tinh hoàn.
- Teo nhỏ hoặc biến dạng cơ quan tinh hoàn.
Người mắc bệnh nhẹ không có dấu hiệu rõ rệt, chỉ đến khi đi thăm khám nam khoa, làm nghiệm pháp mới phát hiện giãn tĩnh mạch tinh hoàn.
Dấu hiệu mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Vì sao tỉ lệ nam giới mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn gia tăng?
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn là do suy giảm chức năng van tĩnh mạch ở bìu gây nên. Khi máu huyết ứ đọng trong vùng thành mạch sẽ không thể di chuyển ngược về tim, lâu ngày dẫn đến giãn tĩnh mạch tinh hoàn.
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch tinh hoàn thường xuất hiện ở bên bìu trái, ít khi xuất hiện ở bên phải hoặc cả 2 bên. Nguyên nhân là do tĩnh mạch bên trái thường có máu ứ do tĩnh mạch bên trái có cấu tạo phức tạp hơn.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn dẫn đến quá trình trao đổi chất tại tinh hoàn diễn ra kém. Lâu dần người bệnh sẽ phải đối mặt với biểu hiện teo tinh hoàn. Đặc biệt, khi máu ứ đọng ở quanh tinh hoàn còn khiến cho nhiệt độ tinh hoàn tăng cao, làm quá trình sản xuất tinh trùng bị suy giảm rõ rệt. Một số người còn phải đối mặt với biểu hiện rối loạn cương dương, suy giảm chức năng sinh lý do không điều trị đúng cách.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có thể là nguyên nhân gây hiếm muộn – vô sinh nam. Do vậy người bệnh cần chủ động phát hiện dấu hiệu giãn tĩnh mạch tinh hoàn sớm để có biện pháp điều trị phù hợp.
Hình ảnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Biện pháp điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Đối với những trường hợp mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn nhẹ, không thấy đau cần chú ý theo dõi hoặc sử dụng các thảo dược tự nhiên, giúp tăng cường lưu thông máu, hoạt huyết, tăng sức bền thành mạch sẽ giúp loại bỏ bệnh.
Người mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn có dấu hiệu đau, sưng, tức tinh hoàn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với làm xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra chất lượng tinh trùng, đánh giá khả năng sinh sản và có biện pháp điều trị thích hợp nhất.
Hiện nay, biện pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn thường áp dụng cho các bệnh nhân có dấu hiệu vô sinh – hiếm muộn, số lượng và chất lượng tinh trùng kém. Phẫu thuật cần được bác sĩ có tay nghề cao, ứng dụng các thiết bị khoa học hiện đại để bảo tồn tĩnh mạch tinh, tránh những biến chứng nguy hại khác.
Trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày nam giới cũng cần chú ý không nên tắm nước nóng trong thời gian dài, tránh vận động mạnh, chơi thể thao cường độ cao… đều gây đau sưng tinh hoàn nhiều hơn. Người bệnh nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung chất xơ, tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, không hút thuốc lá, uống rượu bia… sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu.
Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, người bệnh đã có thể nhận biết dấu hiệu giãn tĩnh mạch tinh hoàn và có biện pháp điều trị kịp thời.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức