Dấu hiệu giãn tĩnh mạch thừng tinh tránh nhầm lẫn với bệnh lý khác
Thủ phạm gây giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh còn được gọi là giãn tĩnh mạch tinh hoàn. Đây là bệnh lý hình thành do tĩnh mạch tinh bị giãn nở bất thường, chủ yếu gặp ở bên trái do cấu tạo phức tạp hơn bên phải.
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh chủ yếu gặp ở độ tuổi trưởng thành. Ước tính chỉ có 1% trẻ em dưới 10 tuổi phải đối mặt với bệnh lý này. Ước tính khoảng 40% nam giới bị vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh là do máu trong tĩnh mạch thường chảy về chỗ thấp, làm van tĩnh mạch bị suy yếu hoặc tĩnh mạch tinh bị chèn ép bởi các tác nhân khác khiến máu lưu thông kém, ứ đọng lại.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới cũng có thể hình thành do một số thói quen sinh hoạt như thường xuyên đứng hoặc ngồi lâu, tắm nước nóng, vận động mạnh.
Người bệnh sờ thấy búi tĩnh mạch giãn
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch thừng tinh tránh nhầm lẫn với bệnh lý khác
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn giai đoạn đầu rất khó nhận biết. Khi có các triệu chứng cụ thể là dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch đang ở giai đoạn nặng. Bạn cần đặc biệt chú ý đến các biểu hiện như:
- Nổi tĩnh mạch tinh hoàn: Các tĩnh mạch xung quanh tinh hoàn nổi to, ngoằn ngoèo dưới da, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi sờ thấy búi tĩnh mạch cuộn lại như búi giun.
- Đau âm ỉ vùng bìu: Cơn đau thường kéo dài, âm ỉ và căng tức vùng bìu bị bệnh. Đa số bệnh gặp ở bìu trái nhiều hơn. Mức độ đau thường gia tăng khi đứng hoặc vận động, giảm bớt khi nghỉ ngơi.
- Biến dạng tinh hoàn: Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường khiến tinh hoàn teo nhỏ hơn so với bình thường.
- Vùng bìu lạnh: Khi máu bị ứ đọng sẽ khiến sờ vào bìu thấy lạnh, màu sắc bìu cũng thay đổi chuyển sang màu tím thẫm.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây teo tinh hoàn, dẫn đến gián đoạn khả năng sản sinh hormone nam, làm giảm ham muốn, thậm chí giảm số lượng và chất lượng tinh trùng gây vô sinh.
Người bệnh nên gặp bác sĩ khi có các biểu hiện bất thường ở bìu, tinh hoàn biến dạng về kích thước, gặp vấn đề về sinh lý, sinh sản… để được bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và có phương án điều trị phù hợp.
Khi bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn nên làm gì?
Khi nhận thấy các dấu hiệu giãn tĩnh mạch thừng tinh trên, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
Với trường hợp mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ nhẹ, có thể áp dụng dùng thuốc kết hợp với một số biện pháp thay đổi lối sống như:
- Hạn chế tắm nước nóng.
- Mặc đồ lót, quần áo rộng rãi, thoáng mát.
- Tránh lao động nặng nhọc.
- Tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh, hoa quả, hạn chế thực phẩm nhiều đường, muối, dầu mỡ để máu huyết lưu thông tốt hơn.
Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người mắc giãn tĩnh mạch
Uống thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa hoặc sử dụng các thảo dược tự nhiên kích thích lưu thông máu, hỗ trợ tuần hoàn, tăng sức bền thành mạch cũng giúp điều trị hiệu quả giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Với trường hợp mắc bệnh nặng và có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản có thể được bác sĩ tư vấn phẫu thuật mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh. Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh có nhiều phương pháp như bóc tách tĩnh mạch, mổ nội soi, mổ hở… để cải thiện triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này có khả năng tái phát khá cao mà tốn kém chi phí điều trị.
Bài viết đã tổng hợp các dấu hiệu giãn tĩnh mạch thừng tinh cho bạn tham khảo. Người bệnh không nên quá lo lắng, tự ti mà nên thăm khám sớm để điều trị đạt hiệu quả cao.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức