Suy van tĩnh mạch sâu: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị theo Y học cổ truyền

04:36 Ngày 20/10/2022
Suy van tĩnh mạch sâu còn được gọi là bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới để lâu ngày gây biến dạng về huyết động, lở loét, thậm chí hoại tử chi. Điều trị suy van tĩnh mạch sâu theo Y học cổ truyền có hiệu quả không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có phương pháp loại bỏ căn bệnh mạch máu phổ biến này.

Vì sao triệu chứng suy van tĩnh mạch sâu thường bị bỏ qua?

Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân gây suy van tĩnh mạch sâu là do khí huyết ứ trệ trong thành mạch. Huyết ứ có thể do rất nhiều yếu tố như hàn tà, phong thấp xâm nhập. Ngoài ra, một số thói quen trong ăn uống và sinh hoạt cũng làm tăng suy van tĩnh mạch như:

- Tư thế làm việc thường xuyên phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, ít vận động, công việc bắt buộc phải mang vác các vật nặng tạo áp lực cho thành tĩnh mạch.

- Môi trường làm việc ẩm thấp hoặc nhiệt độ xuống quá thấp cũng khiến cho lưu thông máu kém.

- Chị em sinh đẻ nhiều, mang thai tăng cân quá nhanh hoặc tiền sử dùng thuốc tránh thai, điều trị bằng thuốc nội tiết, thói quen đi giày cao gót hàng ngày….

- Người bị khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh.

- Người cao tuổi, van tĩnh mạch bị thoái hóa.

Suy van tĩnh mạch chi dưới thường bị bỏ qua do các triệu chứng ở giai đoạn đầu không rõ ràng. Cụ thể, bệnh có các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn đầu:

+ Người bệnh đau chân, mỏi chân, có biểu hiện phù nhẹ khi đứng hoặc ngồi lâu.

+ Chuột rút vào ban đêm.

+ Cảm giác như kim châm, kiến cắn dọc ống chân và bàn chân.

+ Các mạch máu nhỏ li ti hoặc tĩnh mạch nổi to, có thể nhìn thấy rõ dưới da.

Các biểu hiện này thường rất nhẹ, thoáng qua, có thể hết sau khi nghỉ ngơi. Giai đoạn này cũng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh tuổi già, loãng xương, xương khớp… nên nhiều người chủ quan không thăm khám hoặc tự ý điều trị không đúng cách.

Suy van tĩnh mạch sâu

Các cấp độ suy van tĩnh mạch sâu 

- Giai đoạn bệnh tiến triển:

+ Bệnh gây phù chân, nhất là ở vùng mắt cá chân và bàn chân.

+ Cẳng chân có dấu hiệu thay đổi màu sắc da, chàm da.

+ Tĩnh mạch phồng lên, có thể vỡ ra, dẫn đến đau nhức, phù nề. 

Những hiện tượng này dù bạn có nghỉ ngơi thì vẫn xảy ra.

- Giai đoạn nặng gây biến chứng:

+ Viêm tắc tĩnh mạch.

+ Vỡ tĩnh mạch, dẫn đến chảy máu.

+ Vết lở loét có dấu hiệu nhiễm khuẩn.  

Suy van tĩnh mạch sâu

Biến chứng của suy van tĩnh mạch sâu 

Suy van tĩnh mạch sâu được đánh giá là căn bệnh mạch máu nguy hiểm bởi huyết khối có thể hình thành trong lòng mạch có thể di chuyển đến động mạch phổi, gây đột tử do nghẽn đường thở nếu không được cấp cứu sớm.

Nguyên nhân nào dẫn đến suy van tĩnh mạch sâu

Suy van tĩnh mạch là căn bệnh mạch máu phổ biến nhất, hình thành do nhiều nguyên nhân như:

- Do tính chất công việc phải ngồi nhiều, đứng lâu.

- Do những thói quen khiến mạch máu lưu thông kém hơn như: đi giày cao gót, vận động ít, hay ngồi bắt chéo chân….

- Do khiếm khuyết van tĩnh mạch hoặc yếu tố di truyền.

Y học cổ truyền gọi suy van tĩnh mạch là Thanh Xà Độc. Triệu chứng điển hình của người bệnh là tĩnh mạch màu xanh tím nổi ngoằn ngoèo ở bắp chân. Quan điểm của Đông y cũng cho rằng bệnh hình thành do khí trệ, huyết ứ. Hiện tượng ứ máu cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như công việc, môi trường làm việc lạnh ẩm, người béo phì, thừa cân, van tĩnh mạch thoái hóa do tuổi tác….

Đông y cũng nêu rõ định hướng điều trị suy van tĩnh mạch cần chú trọng các dược liệu thông mạch, hoạt huyết, tán ứ để máu huyết điều hòa đến các cơ quan.

Bài thuốc điều trị suy van tĩnh mạch sâu theo quan điểm Y học cổ truyền

Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc chống viêm, thông kinh, lợi thấp, hỗ trợ cải thiện lưu thông máu dưới đây:

Đương quy                     20g                       Xích thược                      20g

Hồng hoa                        15g                       Đào nhân                        16g

Xuyên khung                  15g                      Sinh địa                          15g

Hoàng kỳ                        12g                       Thục địa                         10g

Hòe hoa                          20g                       Đan sâm                         20g

Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang. Lưu ý dùng thuốc khi còn ấm và uống đủ liệu trình khoảng 20 – 30 thang để mang lại kết quả tốt.

Lưu ý khi điều trị suy van tĩnh mạch bằng thuốc Đông y

Các thảo dược Đông y lành tính mang lại kết quả tốt, nhưng khi dùng thuốc người bệnh cũng cần chú ý:

- Nên kiên trì sử dụng đúng liệu trình, dùng đúng liều lượng.

- Khi uống thuốc không nên ăn đồ ăn cay, nóng, đồ khó tiêu.

- Tăng cường ăn rau, củ quả, uống nhiều nước.

- Nên luyện tập thể dục thể thao vừa sức, có thể tham khảo các bài tập đi bộ, đạp xe, bơi lội… để kích thích lưu thông máu.

- Không nên đứng hoặc ngồi lâu, nên có thời gian vận động giữa giờ làm việc để máu huyết điều hòa đến các cơ quan.

- Thay đổi một số thói quen: hạn chế đi giày cao gót, đi ngủ kê cao chân… để tuần hoàn máu tốt hơn.

Suy van tĩnh mạch sâu là bệnh lý đòi hỏi phải kiên trì điều trị trong thời gian dài. Bên cạnh việc dùng thảo dược, người bệnh cũng cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để bệnh mau khỏi.

Tags: Suy giãn tĩnh mạch , Suy tĩnh mạch sâu , Phòng và chữa suy giãn , Các loại giãn tĩnh mạch khác
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Suy van tĩnh mạch sâu: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị theo Y học cổ truyền
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức