Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới là bệnh gì? Điều trị có khó không?

04:24 Ngày 21/10/2022
Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới. Đây là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và đang có xu hướng gia tăng tỉ lệ. Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới có điều trị được không? Có cần phẫu thuật không? Bài viết dưới đây là ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này.

Đánh giá vai trò của van tĩnh mạch sâu chi dưới

Cấu tạo tĩnh mạch chi dưới gồm có 3 loại:

- Tĩnh mạch nông: Nằm ở dưới da, có thể trực tiếp nhìn bằng mắt thường.

- Tĩnh mạch sâu: Nằm bên trong nhóm cơ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

- Tĩnh mạch xuyên: Kết nối hai loại tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu.

Máu huyết ở chân 90% di chuyển bên trong lòng tĩnh mạch sâu. Cơ chế đẩy máu ở tĩnh mạch sâu diễn ra theo quy trình như sau:

- 1: Có lực đẩy từ động mạch và lực hút co bóp từ tim đẩy máu từ chân di chuyển lên.

- 2: Áp lực âm trong tĩnh mạch ngực sẽ thực hiện hút máu quay trở về tim.

- 3: Các khối cơ trong cẳng chân, thực hiện ép tĩnh mạch sâu để đẩy máu di chuyển quay ngược trở về tim.

- 4: Nhiệm vụ của van tĩnh mạch sâu là giữ cho máu không quay ngược trở lại chân. Khi máu đi qua van tĩnh mạch sẽ thực hiện đóng lại để ngăn chặn dòng chảy ngược.

Khi van tĩnh mạch suy yếu sẽ dẫn đến dòng máu trào ngược trong lòng tĩnh mạch, dẫn đến ứ trệ máu huyết, làm tăng áp lực ở vùng cẳng chân dẫn đến suy tĩnh mạch chi dưới. Tình trạng này có thể kèm theo cục huyết khối làm thuyên tắc tĩnh mạch. Suy van tĩnh mạch cũng có thể dẫn đến các biến chứng về huyết động, làm tăng lở loét, hoại tử chi.

Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới

Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới làm nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo như búi giun 

Những nguy cơ nào làm tăng suy van tĩnh mạch sâu chi dưới?

Suy van tĩnh mạch thường xảy ra ở những đối tượng sau:

- Nữ giới mắc bệnh nhiều gấp 3 lần nam giới. Lí do là bởi hoạt động đi giày cao gót, mang thai, hormone trong cơ thể dẫn đến lưu thông máu kém hơn. 

- Công việc hàng ngày: Những người làm việc văn phòng, công nhân, thợ may, lái xe, giáo viên… ít vận động, phải đứng hoặc ngồi trong nhiều giờ dẫn đến máu ứ.

- Trọng lượng cơ thể tăng nhanh khiến tĩnh mạch chân chịu nhiều áp lực đè nén.

- Mang thai làm thay đổi hormone trong cơ thể và trọng lượng của thai nhi tăng nhanh dẫn đến chèn ép tĩnh mạch.

- Chế độ ăn nhiều tinh bột, ăn ít chất xơ dẫn đến táo bón cũng làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch.

- Di truyền: Bố mẹ mắc suy giãn tĩnh mạch cũng làm con có nguy cơ cao mắc bệnh hơn người bình thường.

- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc điều trị hormone, thuốc tránh thai làm suy van tĩnh mạch.

- Do biến chứng của huyết khối tĩnh mạch.

Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới làm máu huyết bị ứ đọng lại trong thành mạch, dẫn đến biểu hiện đau nhức, mỏi chân, tê chân…. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn có thể gây cục huyết khối làm tăng nguy cơ lở loét, nhiễm trùng chân, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

Biểu hiện của suy van tĩnh mạch sâu chi dưới: Đừng nhầm lẫn với các bệnh lý khác

Suy van tĩnh mạch sâu rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý về tuổi già hoặc cơ xương khớp. Vì vậy đa số bệnh nhân đi thăm khám rất muộn làm tăng biến chứng và điều trị khó khăn. Khi nhận thấy các dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên chủ động đi thăm khám ngay:

- Mỏi chân, đau chân, nặng chân.

- Chân tê bì từ bắp chân xuống đến bàn chân như có kiến cắn.

- Chuột rút khi nằm nghỉ ngơi hoặc khi đi ngủ.

- Sưng chân, nhất là vào chiều tối, khi nghỉ ngơi.

Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới có thể tiến triển thành suy giãn tĩnh mạch sâu với các cấp độ được phân chia theo CEAP như sau:  

- Độ 0: Chưa có dấu hiệu lâm sàng, chỉ phát hiện bệnh khi đi thăm khám.

- Độ 1: Có dấu hiệu giãn tĩnh mạch mạng nhện hoặc dạng lưới.

- Độ 2: Suy giãn tĩnh mạch lớn >3mm dưới da.

- Độ 3: Biểu hiện phù nề.

- Độ 4: Làm biến đổi cấu trúc da, chàm da, thay đổi màu sắc da.

- Độ 5: Có thêm các vết loét nhỏ và đã lành.

- Độ 6: Các vết loét to, không lành.

Suy van tĩnh mạch sâu nếu do huyết khối tĩnh mạch còn có thể gây các triệu chứng đau nhức, phù nề, lở loét, bội nhiễm nặng. Huyết khối tĩnh mạch sâu còn nguy hiểm đến tính mạng nếu di chuyển đến phổi, dẫn đến nghẽn mạch phổi.

Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới

Các cấp độ mắc suy van tĩnh mạch sâu 

Chẩn đoán suy van tĩnh mạch sâu chi dưới như thế nào?

Ngoài thăm khám lâm sàng, suy van tĩnh mạch còn có thể được chẩn đoán dựa trên kết quả siêu âm Doppler mạch máu. Siêu âm giúp phát hiện dòng trào ngược tĩnh mạch và xác định dòng máu chảy trong tĩnh mạch đùi khoeo cùng tĩnh mạch hiển. Siêu âm cũng có thể xác định tổn thương van ở tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé, tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch sâu để xác định phương pháp điều trị tốt nhất.

Gợi ý một số phương pháp điều trị suy van tĩnh mạch sâu chi dưới

- Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau, thuốc chống đông, thuốc tăng cường độ bền thành mạch… theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.

- Mang vớ y khoa để tăng áp lực đến mạch máu, thúc đẩy máu dồn về tim, ngăn chặn ứ máu ở van tĩnh mạch.

- Chích xơ áp dụng cho các tĩnh mạch khu trú và tĩnh mạch nhỏ dạng lưới.

- Phẫu thuật: sửa van tĩnh mạch, lột tĩnh mạch, lấy búi giãn tĩnh mạch, tạo hình tĩnh mạch….

- Áp dụng phương pháp can thiệp nội mạch dùng tia laser hoặc sóng cao tần: Đây là phương pháp dùng nhiệt để làm xơ cứng tĩnh mạch bị bệnh, tuy nhiên phương pháp này cũng dễ tái phát, cần tư vấn kĩ bởi bác sĩ có chuyên môn.

Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới: Có thể phòng tránh được không?

Để ngăn chặn suy van tĩnh mạch sâu chi dưới, người bệnh cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc, tránh đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài, để máu huyết điều hòa đến các cơ quan khác. Các thói quen có hại như khiêng vác nặng, ngồi bắt chéo chân… cũng nên loại bỏ. Thay vào đó người bệnh nên chú ý kê cao chân khi ngủ và khi làm việc để máu huyết được lưu thông.

Ngoài ra, chế độ ăn uống nhiều chất xơ, uống đủ nước, tăng cường các loại vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng. Người bệnh cũng cần tăng cường vận động thể dục thể thao ít nhất mỗi ngày 30 phút để hỗ trợ lưu thông máu huyết. Các bài tập bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên tham khảo là: bơi lội, đạp xe, đi bộ, tập dưỡng sinh….

Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được. Nếu có biểu hiện đau mỏi, nhức chân… người bệnh nên sớm đi thăm khám để được tư vấn, tránh biến chứng suy giãn tĩnh mạch mạn tính, huyết khối tĩnh mạch.

Tags: Giãn tĩnh mạch chân , Suy giãn tĩnh mạch
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới là bệnh gì? Điều trị có khó không?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức