Thuốc trị tê bì chân tay: Hiểu biết đúng, hiệu quả cao
Bài viết liên quan:
Phòng và điều trị tê bì chân tay theo Y học cổ truyền
Hướng dẫn 5 giải pháp trị tê bì chân tay cho bệnh nhân tiểu đường
6 bệnh lý về chân 90% bệnh nhân tiểu đường mắc phải
Tê bì chân tay: Triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
Tê bì chân tay là biểu hiện rối loạn cảm giác ở chân và tay, dẫn đến triệu chứng đau, tê nhức như kim châm xuất hiện nhiều ở bàn tay, bàn chân, cẳng tay, cẳng chân. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác ngứa, tê vùng cổ tay, ngón tay, đùi, chân. Bệnh nhân còn thường xuyên bị chuột rút, ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động.
Nguyên nhân gây tê bì chân tay rất đa dạng, nhất là ở những người cao tuổi, người thường xuyên phải làm các công việc nặng nhọc. Tê bì chân tay có thể do bệnh lý xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, chấn thương….
Dùng thuốc trị tê bì chân tay cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ tốt nhất.
Tê tay tê chân phổ biến ở bất kì độ tuổi nào
Thuốc Tây trị tê bì chân tay: Dùng như thế nào cho đúng?
Ưu điểm của thuốc Tây là giúp giảm nhanh các triệu chứng tê bì chân tay nhưng dùng thuốc Tây cần phải căn cứ vào đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa, không nên dùng sai liều hoặc dùng lâu dài vì có nhiều tác dụng phụ.
Thuốc Tây trị tê bì chân tay thường có các loại như:
- Nhóm thuốc giảm đau:
Tê bì, đau nhức kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, không thể tập trung làm việc. Vì vậy bác sĩ có thể các loại thuốc giảm đau như: Acetaminophen, Paracetamol là loại thuốc có tác dụng ức chế não bộ, giảm đau sau khoảng 15 - 20 phút dùng thuốc. Nhóm thuốc này có khả năng tổng hợp prostaglandin và công dụng của cyclooxygenase tác động vào máu rất nhanh nên hiệu quả giảm đau tốt.
LƯU Ý:
Nhóm thuốc giảm đau này chỉ dùng theo đơn, có thể gây tác dụng phụ như ngứa, phát ban, nổi mẩn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa (đau dạ dày, táo bón), mất ngủ….
- Nhóm thuốc chống viêm không Steroid (NSAID):
Thuốc chống viêm thường dùng cho những trường hợp mắc thoái hóa khớp, viêm khớp. Các loại thuốc này giúp ức chế các enzyme cyclooxygenase, dẫn tới tổng hợp prostaglandin trong tế bào, giúp giảm viêm, ngăn chặn tê chân tê tay.
Một số loại thuốc thường dùng là: Naproxen (cho bệnh nhân bị đau nhức xương, căng cơ, tê bì); Ibuprofen (giúp chống viêm, giảm đau, ngăn chặn chèn ép đến dây thần kinh), Celecoxib (trị tê bì chân tay do viêm khớp).
LƯU Ý:
Tuyệt đối không dùng nhóm thuốc này quá 10 ngày. Sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc quá liều làm tăng khả năng đau tim, đột quỵ, chảy máu, giảm bạch cầu, suy thận. Vì vậy cần cẩn trọng khi kết hợp với các loại thuốc khác.
Nhóm thuốc chống viêm cần dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
- Nhóm thuốc giãn cơ:
Thuốc giãn cơ thường dùng cho những bệnh nhân mắc tê bì chân tay do bệnh xương khớp hoặc bị chèn ép dây thần kinh. Công dụng của nhóm thuốc này giúp ngăn chặn liệt cơ do thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm….
Loại thuốc giãn cơ thường dùng là: Mydocalm giúp giảm co thắp, cải thiện các triệu chứng liên quan đến khớp cổ vai, liệt do cứng tủy, bệnh mạch máu não.
Nhóm thuốc: Chlorzoxazone, Carisoprodol, Cyclobenzaprin, Orphenadrine, Methocarbamol chống cứng cơ cũng thường được kê đơn. Ngoài ra, nhóm thuốc chống co cứng nhẹ như: Baclofen, Dantrolene, Diazepam cũng có thể được dùng.
LƯU Ý:
Các loại thuốc này không nên tự ý dùng mà không có đơn của bác sĩ chuyên khoa. Tác dụng phụ của thuốc là mệt mỏi, thậm chí gây sốc phản vệ. Những người có bệnh lý về gan, thận hoặc mẫn cảm với thành phần Eperison Hydroclorid không nên dùng.
- Nhóm vitamin B:
Ngoài nhóm thuốc điều trị tê bì chân tay trên, bác sĩ có thể kê cho bạn đơn thuốc gồm các loại vitamin B1, B12, B6 để hỗ trợ hệ thần kinh, phục hồi thương tổn của thần kinh và nhóm cơ.
LƯU Ý:
Dùng Vitamin B dùng quá liều còn có thể gây lệ thuộc vào thuốc, dẫn đến choáng váng cho người dùng.
- Nhóm thuốc bôi ngoài da:
Voltaren Emulgel là loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng kháng viêm. Đây là loại thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng giảm tê bì chân tay, giảm đau, giảm tổn thương gân thường kết hợp với thuốc bôi ngoài da.
LƯU Ý:
Bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn không nên dùng thuốc quá 14 ngày và bắt buộc phải dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc bôi chỉ dùng cho vùng da lành lặn, không bôi lên vết thương hở
Lưu ý khi dùng thuốc Tây trị tê bì chân tay
Khi dùng thuốc Tây trị tê bì chân tay cần chú ý:
- Tuyệt đối không lạm dụng thuốc.
- Chỉ dùng đúng và đủ theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.
- Không tự ý ngưng dùng thuốc hoặc mua thêm thuốc điều trị vì có thể làm bệnh nặng nề hơn.
- Không tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau vì có thể gây sốc thuốc, gia tăng các tác dụng phụ như xuất huyết, loãng xương, viêm loét dạ dày.
- Thuốc bôi không dùng cho vùng da bị hở.
Thuốc Đông y trị tê bì chân tay: Hiệu quả tốt, ít tác dụng phụ
Trị tê bì chân tay bằng các thảo dược tự nhiên được rất nhiều người lựa chọn do ít tác dụng phụ, hiệu quả cao. Y học cổ truyền lưu giữ hàng nghìn bài thuốc, vị thuốc giúp tăng cường lưu thông máu, tăng sức bền thành mạch, giúp đả thông kinh mạch, từ đó giảm nhanh triệu chứng tê bì.
Một số thảo dược quý thường dùng như: Đan sâm, Phòng phong, Xuyên khung, Đương quy… còn giúp trừ phong thấp, tăng cường sức đề kháng, rất tốt cho những người bị đau cổ vai gáy, tê bì chân tay do thoát vị đĩa đệm.
Lưu ý khi dùng thuốc Đông y trị tê bì chân tay cần kiên trì dùng hàng ngày để đem lại hiệu quả tốt. Các loại thảo dược Đông y cần có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng uy tín.
Bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn thuốc trị tê bì chân tay như thế nào cho đúng? Mong rằng bài viết trên đã cho bạn nhiều thông tin bổ ích để ngăn chặn sớm căn bệnh dai dẳng này.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức