Tê tay trái: Giảm ngay nhờ bí quyết siêu đơn giản này

04:11 Ngày 07/02/2023
Tê tay trái khiến người bệnh mệt mỏi, cầm nắm đồ vật khó khăn, vận động kém. Bài viết tổng hợp những bí quyết siêu đơn giản giúp trị tê tay trái tại nhà.

Tê tay trái: Khi nào nguy hiểm?

Tê tay trái có thể do rất nhiều nguyên nhân cơ học gây nên như: do bê vác vật nặng, đứng ngồi trong một tư thế quá lâu, vận động ít, ngủ đè nèn lên tay…. Thậm chí, tê tay còn do tai nạn, chấn thương, stress, mệt mỏi khiến lưu thông máu kém, các tế bào thần kinh bị chèn ép cao độ làm tê nhức chân tay nhiều hơn.

Theo Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia (NINDS), tê tay trái kèm theo hiện tượng đau nhức xương khớp cũng có thể do các bệnh lý nguy hiểm như:

- Thoái hóa cột sống: Khi xương cột sống bị bào mòn hay cọ sát với dây thần kinh sẽ gây nên hiện tượng đau nhức, tê bì lan dọc xuống cánh tay, thắt lưng rồi dần xuống đến chân. Các dấu hiệu đau tê này thường gia tăng về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết.

- Thoát vị đĩa đệm: Bệnh thường xảy ra ở vùng đĩa đệm cột sống cổ và vùng thắt lưng. Nhân nhầy có thể tràn ra khỏi phần bao xơ đĩa đệm, dẫn đến chèn ép dây thần kinh cột sống, làm tăng hiện tượng tê bì cánh tay và chân.

- Thoái hóa khớp: Tê tay trái do khớp tay bị bào mòn.

Tê tay trái - ảnh 6

Thoái hóa khớp gây đau, nhức tay 

- Viêm đa khớp dạng thấp: Tay chân tê nhức do tình trạng khớp taym khớp chân bị thương tổn. Dấu hiệu này thường gặp sau khi nằm, ngồi lâu.

- Hẹp ống sống: Đây là một trong những căn bệnh bẩm sinh khiến xương cột sống bị biến dạng, các rễ dây thần kinh bị chèn ép gây tê tay tê chân kéo dài. Bệnh để lâu còn gây nghẽn mạch máu.

- Đa xơ cứng: Đây là một trong những căn bệnh rối loạn tự miễn điển hình, tác động đến hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tổn thương màng bọc Myelin, gây tê tay, chân.

- Viêm đa rễ thần kinh: Bệnh hình thành khi dây thần kinh ngoại biên bị thương tổn, dẫn đến rối loạn cảm giác, hạn chế vận động.

-  Xơ vữa động mạch: Các khối vật chất bất thường bám lên thành mạch gây xơ cứng và hẹp lòng mạch, chèn ép dây thần kinh chạy qua và dẫn đến tê bì tay chân.

Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng nếu triệu chứng tê tay trái xuất hiện hàng ngày trong thời gian dài tốt nhất người bệnh nên tới bệnh viện để được kiểm tra và điều trị. Nếu tê tay chân chỉ diễn ra thoáng qua, không lặp lại nhiều ngày thì không cần phải quá lo lắng.

Gợi ý cách chữa tê tay trái tại nhà đơn giản nhất

Hiện nay có rất nhiều cách chữa tê bì chân tay tại nhà. Dưới đây là một trong những biện pháp an toàn nhất cho bạn tham khảo:

1. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt trị tê bì chân tay

Đây là một trong những biện pháp được Y học cổ truyền sử dụng rộng rãi, giúp giảm bớt cơn đau, tăng cường lưu thông máu, đả thông kinh mạch. Xoa bóp bấm huyệt đúng cách giúp ngăn chặn co cứng, giảm bớt căng cơ, cải thiện chức năng tay.

Massage xoa bóp giảm tê tay nên thực hiện như sau: Bạn chà sát hai lòng bàn tay vào nhau để bàn tay nóng dần lên. Sau đó, vê dần từng ngón tay, bóp từ trên xuống dưới liên tục trong khoảng 5 – 10 phút.

Bấm huyệt giảm tê bì chân tay được thực hiện như sau: Tác động vào huyệt Bát tà, Dương trì, Ngoại quan, Nội quan, Hợp cốc, Khúc trì, Ngoại quan. Dùng lực ở đầu ngón tay cái vừa day vừa ấn vào mỗi huyệt đạo trong khoảng 60 giây. Sử dụng phương pháp bấm huyệt cần được thực hiện bởi người có chuyên môn cao, không nên day bấm bừa bãi.

Tê tay trái - ảnh 1

Vị trí huyệt Hợp cốc trên bàn tay 

2. Chườm nóng giúp giảm tê tay trái

Chườm nóng giúp giảm bớt tình trạng tê tay, có thể mang lại hiệu quả ngay tức thì. Khi hơi nóng tiếp xúc với da sẽ kích thích lưu lượng máu, làm giãn cơ, giúp tay chân vận động khỏe mạnh.

Người bệnh dùng khăn mỏng sạch nhúng vào nước nóng, vắt ráo nước rồi chườm vào cánh tay đang tê mỏi. Hoặc người bệnh có thể dùng chai đựng nước nóng lăn liên tiếp lên cánh tay bị tê. Áp dụng nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 10 – 15 phút/ lần.

Tê tay trái - ảnh 2

Chườm nóng giảm tê bì chân tay 

3. Tắm nước ấm giảm tê tay trái

Tắm nước ấm là một trong những cách chữa tê tay nhanh chóng. Nước ấm giúp thúc đẩy lưu thông máu, thư giãn gân cơ, cải thiện cơn đau nhức. Bạn nên chú ý chỉ để nhiệt độ nước ấm vừa phải, không nên quá nóng.

4. Tập thể dục thể thao

Luyện tập thể thao đều đặn giúp tăng cường sức khỏe, giảm tê nhức chân tay và ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp hiệu quả.

Hàng ngày có thể thực hiện đi bộ, đạp xe, tập Yoga, bơi lội để đẩy nhanh tuần hoàn máu trong cơ thể. Người bệnh nên tránh những môn phải vận động mạnh như đẩy tạ, chạy nhanh, đá bóng, tennis….

Tê tay trái - ảnh 3

7 bài tập đơn giản giúp vận động cơ tay 

5. Bổ sung dinh dưỡng tránh tê tay trái

Chế độ ăn uống thiếu Magie, vitamin B là những yếu tố dẫn đến tê tay trái. Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu Magie, vitamin B để giảm tê tay trái. Một số thực phẩm nên tăng cường hàng ngày như: cá, chuối, rau màu xanh đậm, đậu nành, socola đen, sữa chua, đậu phộng….

Tê tay trái - ảnh 4

Nhóm thực phẩm giàu Magie và vitamin B 

6. Thử ngâm tay bằng các loại cây lá dân gian

Lá lốt, lá ngải cứu đều là những loại cây quen thuộc trong vườn nhà có thể dùng để ngâm tay, chân. Các loại lá này giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm tê nhức, đau mỏi tay chân. Bạn có thể dùng 1 lượng lá lốt hoặc lá ngải cứu tươi, cho thêm chút muối rồi đun sôi, đợi nước ấm thì ngâm tay sẽ giảm nhanh triệu chứng tê bì.

Tê tay trái - ảnh 5

Ngâm tay bằng lá lốt giúp lưu thông máu 

7. Chữa tê tay trái bằng bài thuốc dân gian

Bạn có thể tham khảo bài thuốc dùng Rễ cây trinh nữ, Rễ cây cúc tần, Rễ bưởi bung mỗi loại 20g kết hợp với Rễ cây cườm thảo đỏ, Rễ cây đinh lăng mỗi loại 10g. Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Trên đây là những cách đơn giản, dễ thực hiện giúp trị tê tay trái tại nhà. Người bệnh nên áp dụng trong thời gian dài, kết hợp lối sống, làm việc lành mạnh để cơ thể khỏe mạnh. Nếu tê tay trái vẫn không hết nên đến bệnh viện để kiểm tra và chẩn đoán xác định sớm nguyên nhân.

Tags: Tê bì chân tay
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Tê tay trái: Giảm ngay nhờ bí quyết siêu đơn giản này
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức