Tê tay chân trái là bệnh gì? Biện pháp đơn giản điều trị tại nhà
Tê tay chân trái là bệnh gì? Biểu hiện như thế nào?
Tê tay chân trái là bệnh gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bệnh chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi.
Tê tay chân trái xảy ra ở vùng tay và chân với biểu hiện:
- Tê và mất cảm giác ở tay, chân.
- Cảm giác đau tê lan rộng đến vai, cổ, gáy, kèm theo lan xuống nửa dưới.
- Tê bì kèm theo chuột rút xảy ra ở bắp tay, bắp chân.
Tê tay chân trái có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân. Theo quan điểm của Y học cổ truyền, khi máu huyết bị ứ trệ trong thành mạch dẫn đến triệu chứng đau tê chân, tay.
Ngoài ra, tê tay chân bên trái cũng là biểu hiện của các bệnh lý như:
- Chị em đang mang thai: Vào giai đoạn cuối thai kì, rất nhiều mẹ bầu bị tê tay chân bên trái. Khi thai nhi lớn lên, trọng lượng cơ thể lớn sẽ khiến các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép, máu huyết không được điều hòa làm tuần hoàn máu khó khăn.
- Do dây thần kinh bị chèn ép: Những người lao động nặng nhọc, ngồi hoặc đứng nhiều, ngủ sai tư thế… đều khiến dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê bì tay chân, đau nhức.
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Có rất nhiều loại thuốc làm tăng tác dụng phụ ảnh hưởng đến dây thần kinh, dẫn đến đau nhức, tê mỏi chân tay như thuốc trị huyết áp, đái tháo đường.
- Do biến chứng bệnh đái tháo đường: Người mắc đái tháo đường thường ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên làm tăng các biến chức tê bì, đau nhức chân tay, run chân, tay.
Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức, tê bì chân tay
Gợi ý biện pháp điều trị tê tay chân bên trái tại nhà
1. Điều trị tê tay chân bên trái bằng các loại lá dân gian
Điều trị tê mỏi tay chân bên trái bằng các loại lá dân gian. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn tham khảo:
- Dùng lá lốt:
Lá lốt dùng đúng cách tốt cho gân cốt
Lá lốt là loại cây có sẵn trong vườn nhà. Lá lốt có vị cay, tính ấm, giúp giảm đau, trừ phong thấp, hỗ trợ lưu thông mạch máu, giúp giảm nhanh triệu chứng tê bì chân tay.
Người bệnh chỉ cần dùng khoảng 10 – 20g lá lốt tươi, rửa sạch cho vào nồi đun sôi. Đợi cô đọng còn khoảng nửa bát thì uống khi còn ấm. Lá lốt cũng có thể dùng làm loại nước lá để ngâm tay chân giúp giảm nhanh triệu chứng tê nhức chân, tay.
- Dùng ngải cứu:
Dùng ngải cứu giảm tê nhức, đau mỏi tay chân
Ngải cứu cũng là loại cây lá quen thuộc trong vườn nhà. Người bệnh nên dùng khoảng 1 bó ngải cứu tươi rửa sạch, đun sôi khoảng 5 phút rồi đắp lên các vùng tay, chân bị tê. Ngải cứu giúp giảm giãn nở mạch máu, làm lưu lượng máu tăng, giảm tê nhức tay chân.
- Dùng gừng:
Gừng tươi là vị thuốc quý trong Đông y
Gừng không chỉ là loại gia vị thường dùng trong nấu ăn mà còn là vị thuốc Đông y áp dụng điều trị các bệnh lý như: viêm khớp, đau khớp, thoát vị đĩa đệm…. Trong gừng có chứa hoạt chất Gingerol và Zingiberene làm mạch máu co giãn, kích thích tuần hoàn máu qua tay, chân. Người bệnh chỉ cần dùng 1 nhánh gừng nhỏ, giã nát rồi hòa thêm muối, cho vào khoảng 1 lít nước ấm, sau đó ngâm tay chân khoảng 20 phút.
2. Thay đổi thói quen sinh hoạt giảm tê tay chân bên trái
Tê tay chân bên trái có thể nặng nề hơn do các thói quen, chế độ ăn uống không tốt cho mạch máu. Vì vậy, người bệnh nên chú ý duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt có lợi cho thành mạch như:
- Khi làm việc nên tránh các tư thế phải đứng hoặc ngồi lâu.
- Khi ngủ nên kê cao chân, không nên gối đầu lên tay giúp cho mạch máu lưu thông tốt hơn.
- Nên tránh các thực phẩm có hại cho mạch máu như chất béo có hại, mỡ động vật, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ….
- Tăng cường nhóm thực phẩm rau xanh, hoa quả, các loại hạt, ngũ cốc… để bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Tham khảo các bài tập tốt cho chân, tay như bài tập nâng cao chân, tay, nhún chân, tập nắm tay… để áp dụng giải lao trong giờ làm việc cũng giúp cải thiện tốt lưu lượng máu.
Tê tay chân bên trái là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tê tay chân bên trái và những biện pháp đơn giản điều trị tại nhà.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức