Tê nhức tay chân bên trái: Nguyên nhân và cách điều trị theo Đông y

04:28 Ngày 03/02/2023
Tê nhức tay chân bên trái là hiện tượng phổ biến. Không chỉ ở người già mà người trẻ cũng có thể bị tê nhức tay chân bên trái. Điều trị bằng các thảo dược Đông y là phương pháp an toàn không gây tác dụng phụ giúp cải thiện sớm tình trạng tê nhức tay chân trái.

Tê nhức tay chân trái: Căn bệnh phổ biến ở nhiều độ tuổi  

Tê nhức chân tay ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Đa số bệnh nhân đến khám tại bệnh viện đã trải qua nhiều ngày tê nhức chân tay, uống nhiều loại thuốc không khỏi. Đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau nhưng thường bị bỏ qua ở giai đoạn nhẹ, dẫn đến bệnh nặng mới thăm khám và điều trị khó khăn hơn.

Triệu chứng của tê nhức tay chân trái thường khởi phát từ đầu các ngón tay. Cảm giác tương tự như bị kim châm, kiến cắn rất khó chịu. Càng để lâu thì mức độ đau, tê càng gia tăng. Các ngón tay, ngón chân có thể bị tê buốt nhiều, cơn đau lan rộng khiến cử động và làm việc đều khó khăn. Triệu chứng này có thể gia tăng ở vùng bắp chân, cẳng chân, bàn chân.

Tê nhức tay chân bên trái - ảnh 1

Tê nhức tay chân bên trái gặp ở nhiều độ tuổi 

Nguyên nhân gây tê nhức chân tay trái theo Đông y

Theo Tây y, tình trạng tê nhức chân tay trái là hậu quả của rất nhiều bệnh lý khác nhau như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm ống cổ tay, viêm dây thần kinh ngoại biên. Nhiều căn bệnh khác như: đái tháo đường, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, thiếu vitamin, béo phì… cũng đều có thể gây tê nhức tay chân trái.

Theo Y học cổ truyền, tê nhức tay chân được gọi là bệnh tê bì (ma mộc) với các triệu chứng: rối loạn tay, chân chia làm nhiều mức độ khác nhau. Tê là tình trạng tê mỏi như châm chích, kiến cắn. Bì là giai đoạn tiến triển của tê, khi tay chân bắt đầu mất dần cảm giác, trở nên tê liệt hoàn toàn. Ở giai đoạn này, người bệnh khó cảm nhận được các kích thích từ môi trường, cử động khó khăn, có thể dẫn đến teo cơ, liệt cơ.

Quan điểm của Đông y cho rằng tê nhức chân tay trái hình thành khi sức khỏe suy giảm, sức đề kháng của cơ thể kém, dẫn đến các biểu hiện tê mỏi, tê buốt, lạnh chân tay, đau các khớp, lưng mà gối nhức mỏi.

Người cao tuổi, người thường xuyên phải làm các công việc tay chân, khuân vác vất vả, giữ nguyên 1 tư thế (như lái xe, công nhân, nhân viên văn phòng)… rất dễ bị tê nhức tay chân trái. Cường độ đau tê thường gia tăng khi thời tiết thay đổi, mưa, nắng, gió lạnh thất thường.

Phương pháp điều trị tê nhức tay chân trái theo Đông y

Mặc dù tê nhức tay chân trái không nguy hiểm đến tính mạng nhưng mỗi người không nên chủ quan mà nên sớm điều trị ở giai đoạn đầu, tránh biến chứng liệt cơ, teo cơ, mất cảm giác ở tay, chân rất khó phục hồi.  

Điều trị tê bì chân tay bằng các loại thuốc Tây y có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng không thể lạm dụng trong thời gian dài do ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, chức năng gan, thận. Ngày nay, xu hướng của nhiều người bệnh tin dùng các thảo dược Đông y do lành tính, hiệu quả cao, không gây tác dụng phụ. Các bài thuốc của Y học cổ truyền cũng được kiểm chứng qua hàng nghìn năm, mang lại chất lượng tốt, có thể dùng lâu dài mà không ảnh hưởng đến chức năng ngũ tạng.

Nguyên tắc điều trị tê nhức tay chân trái theo Đông y là kết hợp các thảo dược thông huyết mạch, hành khí, tán ứ để đẩy nhanh lưu thông máu. Khi khí huyết được cân bằng, tuần hoàn máu khỏe mạnh, Âm Dương điều hòa thì không chỉ chức năng ngũ tạng hoạt động tốt mà các triệu chứng tê bì, đau nhức chân, tay cũng giảm.

Tê nhức tay chân bên trái - ảnh 2

Y học cổ truyền còn lưu giữ nhiều bài thuốc quý trị suy giãn tĩnh mạch 

Ngoài việc sử dụng các thảo dược Đông y, người bệnh cũng nên duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường thể dục thể thao cường độ nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu. Ăn uống khoa học, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay, nóng, tăng cường nhóm rau, củ, quả giàu vitamin, khoáng chất và bổ sung đủ nước cho cơ thể cũng giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu. Một số thói quen xấu có thể làm gia tăng triệu chứng đau nhức như ngồi sai tư thế, ngồi xổm, bắt chéo chân, khi ngủ để đồ vật chèn ép lên chân, tay… cần dừng lại ngay.

Bài viết là một số thông tin hữu ích giúp bạn tìm hiểu về tê nhức tay chân trái theo quan điểm của Đông y. Để được tư vấn cụ thể hơn, bệnh nhân vui lòng liên hệ hotline: 1800 0037 (miễn phí).

Tags: Tê bì chân tay
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 5/5
Tê nhức tay chân bên trái: Nguyên nhân và cách điều trị theo Đông y
Điểm trung bình: 5.0 / 5 (1 lượt đánh giá)
Tin tức