Tê ngón tay út bên trái tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng tê ngón tay út?
Tình trạng tê ngón tay út bên trái có thể gặp ở bất kì đối tượng nào. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng đau nhức, tê bì cũng khác nhau. Tê ngón tay út có thể do những yếu tố cơ học như:
- Tư thế nằm ngủ và sinh hoạt sai cách:
Những thói quen hàng ngày có thể gây tác động xấu đến với ngón tay út như do nằm nghiêng người, chèn ép đầu lên tay…. Những tư thế này khiến cản trở máu lưu thông xuống các ngón tay, dẫn đến tê mỏi. Bạn chỉ cần massage nhẹ nhàng sẽ giúp giảm tê nhanh chóng.
Nằm ngủ không đúng tư thế gây đau, tê ngón tay út
- Do ảnh hưởng của công việc:
Những người thường xuyên phải sử dụng bàn tay, ngón tay trong công việc như: nhân viên văn phòng, lái xe, giáo viên… cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân là do dây thần kinh ở vùng tay bị chèn ép dẫn đến ứ đọng máu, các khớp ngón tay, bàn tay bị ảnh hưởng.
- Do ảnh hưởng của thời tiết:
Thời tiết thay đổi dẫn đến tê bì chân tay là hiện tượng thường gặp ở người cao tuổi. Nhất là khi thời tiết trở lạnh, hiện tượng đau mỏi xương khớp, đau tê dây thần kinh sẽ gia tăng.
- Do tác dụng phụ của thuốc:
Những người sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể gặp phải tác dụng phụ là tê bì chân tay. Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh mãn tính và gặp phải hiện tượng tê ngón tay út bên trái nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc có nên dùng các loại thuốc đặc trị trên nữa hay không.
- Do cơ thể thiếu hụt các khoáng chất:
Tê ngón tay út bên trái có thể do thiếu hụt các vi chất như: vitamin B1, B12, canxi, magie…. Tình trạng này chủ yếu gặp ở người già, cơ thể gầy yếu, phụ nữ mang thai.
- Do chấn thương:
Chấn thương, té ngã, làm các dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê ngón tay út bên trái.
- Hội chứng tiền mãn kinh:
Phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, hormone nội tiết sụt giảm sẽ dẫn đến tình trạng đau tê ngón tay út. Chị em nên có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để phòng tránh triệu chứng tê bì, khó chịu này.
Ngoài các nguyên nhân trên, tê ngón tay út bên trái kéo dài, nghỉ ngơi cũng không hết có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:
- Bệnh thoái hóa cột sống.
- Tắc nghẽn mạch máu.
- Viêm khớp dạng thấp.
Các bệnh lý trên nên được phát hiện sớm để điều trị đạt hiệu quả, tránh ủ bệnh lâu ngày khiến cản trở sinh hoạt và lao động.
Tê ngón tay út bên trái: Khi nào nên gặp bác sĩ?
Tê ngón tay út khi kèm theo các triệu chứng dưới đây nên đến gặp bác sĩ ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm:
- Đau đầu, khó thở, chóng mặt, buồn nôn.
- Cơ thể mệt mỏi, stress, căng thẳng.
- Nhịp tim thay đổi.
- Gặp khó khăn trong diễn đạt lời nói.
- Biểu hiện tê ngón tay út bên trái lan rộng sang các vùng khác như tê bàn tay, cánh tay, xương vai.
Massage tay thường xuyên có thể cải thiện bớt triệu chứng tê tay
Tê ngón tay út kèm theo các triệu chứng trên rất nguy hiểm. Người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được làm xét nghiệm chẩn đoán như: siêu âm, chụp X – Quang, CT scan, Cộng hưởng từ, xét nghiệm máu…. Sau khi tìm hiểu, chẩn đoán chính xác bệnh lý và nguyên nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ có biện pháp giải quyết phù hợp nhất.
Phương pháp điều trị tê ngón tay út bên trái
Tê ngón tay út nếu do các thói quen sinh hoạt hàng ngày gây nên thì bạn nên tự điều chỉnh bằng cách không gối đầu tay khi ngủ, massage vùng cánh tay để tăng cường lưu thông máu huyết. Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường bổ sung các dưỡng chất như vitamin B1, B12, canxi, magie kết hợp tăng cường luyện tập thể dục thể thao để cải thiện tuần hoàn máu.
Nếu tê ngón tay út do các bệnh lý về xương khớp hoặc thần kinh, mạch máu bị chèn ép cần phải được khắc phục sớm. Bạn nên điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh trường hợp tự ý mua thuốc uống vì có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm.
Bí quyết phòng tránh tê ngón tay út bên trái
Phòng ngừa tê ngón tay út bên trái là cách tốt để bảo vệ sức khỏe. Thông qua những thói quen sinh hoạt điều độ, ăn uống, làm việc đúng cách, bạn có thể phòng ngừa được bệnh lý này:
- Không nên cầm, nắm, gõ bàn phím hoặc lái xe liên tục trong thời gian dài. Hãy dành thời gian để giải lao, giúp các khớp thư giãn sẽ giúp máu huyết điều hòa đến các cơ quan, giảm đau mỏi, tê nhức tay.
- Tham khảo các bài tập thể dục thể thao điều độ giúp giãn cơ tay để hỗ trợ tuần hoàn máu.
- Nên thay đổi tư thế ngủ, tránh kê hoặc nằm đè lên tay.
- Tăng cường rau xanh, trái cây, hoa quả, các loại hạt trong thực đơn, tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ, đường ngọt có hại cho mạch máu.
Tê ngón tay út bên trái có thể do nhiều nguyên nhân sinh lý nhưng cũng có thể do các nguyên nhân bệnh lý gây nên. Người bệnh nên sớm đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị đúng đắn.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức