Tê ngón tay trỏ bên trái nên uống thuốc gì?
Tê ngón tay trỏ bên trái nên uống thuốc gì: Cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh
Tê ngón tay trỏ bên trái khiến người bệnh có cảm giác như kiến bò, châm chích, nóng rát ở tay. Càng để lâu thì cử động ngón tay càng khó khăn, ngay cả các việc bình thường như cầm nắm đồ vật cũng bị cản trở.
Tê ngón tay trỏ bên trái có thể xuất phát từ những nguyên nhân sinh lý thông thường như: vặn bẻ ngón tay quá mức, ngủ chèn lên tay, giảm lượng Cali máu, thay đổi thời tiết, thiếu hụt dinh dưỡng…. Các nguyên nhân sinh lý thường không quá nghiêm trọng và có thể khắc phục được. Cường độ đau tay cũng không kéo dài nên người bệnh không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, tê ngón tay trỏ bên trái còn do rất nhiều nguyên nhân khác gây nên như: do viêm dây thần kinh ngoại biên, do tổn thương dây thần kinh trụ, do hội chứng ống cổ tay, do viêm rễ thần kinh cổ, do tắc nghẽn mạch máu, do bệnh Raynaud…. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Đau tê ngón tay cản trở đến khả năng vận động
Tê ngón tay trỏ bên trái nên uống thuốc gì?
Dưới đây là một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng tê ngón tay trỏ bên trái. Tuy nhiên, các loại thuốc này không có tác dụng chữa bệnh, chỉ có thể làm giảm triệu chứng của bệnh. Đặc biệt, các loại thuốc Tây cũng cần uống theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý uống theo cảm tính:
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc như: Acetaminophen, Paracetamol giúp tác động ức chế đường truyền đến não bộ, giúp giảm đau nhanh chóng. Một số tác dụng phụ như: ngứa ngáy, phát ban, mẩn đỏ, mất ngủ, táo bón, nhiễm độc….
- Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID): Nhóm thuốc này rất phù hợp với những người bị thoái hóa khớp, viêm khớp. Một số loại thuốc thường dùng như: Naproxen (tê bì chân tay do căng cơ), Ibuprofen (chống viêm, giảm đau, ngăn chặn chèn ép đến dây thần kinh), Celecoxib: khắc phục tình trạng tê bì chân tay do bệnh viêm khớp. Tuyệt đối không sử dụng NSAID quá 10 ngày vì có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, chảy máu dạ dày.
- Thuốc giãn cơ: Thường dùng cho người mắc bệnh về xương khớp, giúp gãn cơ, cải thiện tình trạng liệt cứng do bệnh lý về mạch máu não. Một số loại thuốc giãn cơ thường dùng như: Mydocalm, Carisoprodol, Chlorzoxazone, Cyclobenzaprin, Metaxalone, Methocarbamol, Orphenadrine, Baclofen, Dantrolene, Diazepam…. Lưu ý không sử dụng thuốc cho người mẫn cảm với Eperison Hydroclorid hoặc người có bệnh lý về Gan, Thận.
- Uống vitamin B: Các loại vitamin như B1, B6, B12 có tác động mạnh mẽ, giúp phục hồi tổn thương ở dây thần kinh.
Sử dụng thuốc giảm đau không nên tùy tiện
Lưu ý khi dùng thuốc trị tê ngón tay trỏ bên trái
Muốn trị tận gốc tê ngón tay trỏ bên trái, người bệnh cần chú ý điều trị các bệnh lý như tiểu đường, thiếu hụt vitamin, nhiễm độc dây thần kinh, chuyển hóa lipid máu hoặc bệnh cơ xương khớp.
Sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không sử dụng thuốc bừa bãi. Người bệnh lạm dụng thuốc có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như: suy thận, suy gan, loãng xương, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, hạ Kali máu, đục thủy tinh thể, hoại tử xương vô mạch….
Biện pháp trị tê ngón tay trỏ bên trái không cần dùng thuốc
Để giảm bớt cường độ cơn đau, người bệnh có thể áp dụng một số cách đơn giản như sau:
- Chườm lạnh cho vùng tay bị tê bằng đá bọc hoặc gel trong vòng 15 phút. Nhiệt độ lạnh có thể giúp co mạch, cải thiện tình trạng tê buốt, đau nhức hiệu quả.
- Người bệnh nên có thói quen sinh hoạt lành mạnh, tăng cường tập thể dục thể thao để kích thích lưu thông máu. Các bài tập nên áp dụng như: aerobic, ngồi thiền, yoga… giúp tăng cường lưu thông máu huyết.
- Tăng cường bổ sung các loại vitamin K, vitamin D, Magie, chế độ ăn uống lành mạnh để tuần hoàn máu khỏe mạnh.
Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi tê ngón tay trỏ bên trái nên uống thuốc gì. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm trị tê tay hiệu quả.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức