Tê mỏi chân tay khi ngủ dậy là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

07:22 Ngày 17/08/2020
Bạn đang thắc mắc vì sao sau khi ngủ dậy thường cảm thấy tay chân tê mỏi? Đây không chỉ đơn giản là tình trạng hình thành do ngủ sai tư thế mà còn là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý khác. Bạn có thể tham khảo bài viết để biết thêm chi tiết.

Xem thêm:

Mách bạn 4 cách trị tê bì chân tay sau tai biến hiệu quả bất ngờ

70% bệnh nhân đái tháo đường bị tê bì chân tay

Tê bì chân tay: Dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh nguy hiểm

1. Nguyên nhân nào gây tê mỏi chân tay sau khi ngủ dậy?

Bị tê tay chân là triệu chứng thấy tay chân tê mỏi như bị châm chích. Các triệu chứng khó chịu này có thể đột ngột diễn ra trong ngày nhưng thường xuất hiện nhiều vào ban đêm khi ngủ khiến sáng thức dậy trong tình trạng ê nhức, tê tay chân rất khó cử động.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn cảm thấy tê tay chân khi thức dậy:

- Do nằm ngủ sai tư thế:

Thời gian ngủ trung bình khoảng 6 – 8 tiếng mỗi đêm. Nếu bạn nằm sai tư thế, chèn ép lên tay hay chân đều có thể khiến tay chân tê mỏi khi thức dậy. Ngoài ra, kê gối cao đầu quá mức trong thời gian dài cũng khiến bạn thấy đau mỏi cổ, vai, gáy và tê tay chân do máu huyết lưu thông kém. Tuy nhiên, tình trạng này không đáng lo ngại và có thể nhanh chóng biến mất sau vài tiếng thức dậy, vận động cơ thể.

- Tê tay chân do thiếu chất dinh dưỡng:

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng nếu bạn thường xuyên bị tê tay chân thì có thể do cơ thể đang thiếu canxi, Vitamin B1, Vitamin B12… Bạn nên bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tăng cường ăn hoa quả, thực phẩm giàu vitamin cũng giúp loại bỏ tình trạng này.

- Phụ nữ có thai:

Chị em đang mang thai thường tăng cân đột ngột, máu huyết luân chuyển kém hoặc thiếu máu thai kì. Những yếu tố này khiến chị em thường cảm thấy chuột rút ở chân, tê chân tay khi ngủ và khi thức dậy. Bạn nên đi thăm khám, tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc bổ sung sắt trong thai kì sẽ chấm dứt được hiện tượng này.

- Tê bì chân tay do thoái hóa đốt sống cổ:

te-bi-chan-tay-1

Tê bì chân tay có thể do thoái hóa đốt sống cổ

Người bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ khiến dây thần kinh ngoại biên bị chèn ép cao độ, dẫn đến máu khó lưu thông, tay chân tê bì như có kiến cắn, châm chích rất khó chịu.

- Do viêm dây thần kinh ngoại biên:

Các dây thần kinh ngoại biên chi phối hoạt động của chân, tay. Khi hệ thống dây thần kinh này bị viêm sẽ dẫn đến máu không lưu thông tốt, trì trệ làm tay chân không nhận được dinh dưỡng dẫn đến đau nhức, tê bì.

- Do bệnh tiểu đường:

60% bệnh nhân mắc tiểu đường bị biến chứng tê bì chân tay. Khi lượng đường huyết trong máu tăng cao sẽ khiến tổn thương dây thần kinh ngoại biên, làm máu huyết không lưu thông được tới chân tay dẫn đến hiện tượng tê bì.

- Do bệnh tim mạch:

Máu được vận chuyển từ tim đi tới các cơ quan khác. Khi tim hoạt động kém lập tức quá trình truyền máu đi các bộ phận cũng sẽ giảm nhanh chóng, nhất là các vùng xa tim như chân và tay sẽ cảm nhận thấy các cơn tê bì, đau nhức nhiều do không nhận được dinh dưỡng từ máu huyết.

- Do bệnh thiếu máu não:

Tê chân tay khi ngủ có thể xuất phát từ nguyên nhân thiếu máu não, chủ yếu gặp ở người cao tuổi. Tình trạng thiếu máu lên não không chỉ gây tê nhức chân tay mà còn khiến bạn đối mặt với nhiều biểu hiện khác như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, mờ mắt…

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tê chân tay sau khi thức dậy. Tốt nhất bạn nên đi thăm khám sớm để tìm hiểu nguyên nhân và nghe tư vấn của bác sĩ, tránh để lâu dài sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác.

2. Ngủ dậy bị tê chân tay nguy hiểm như thế nào?

Người mắc tê chân tay sau khi ngủ dậy không chỉ gặp khó khăn trong vận động mà còn có thể phải đối mặt với những nguy cơ sau:

- Bệnh nhân sẵn các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến liệt khớp tay, chân.

- Người mắc bệnh tim mạch gây tê bì chân tay có thể khiến tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

- Người mắc bệnh tiểu đường ngoài biến chứng tê chân tay còn có thể phải cắt cụt tứ chi do hoại tử các khớp xương.

te-bi-chan-tay-2

Tê bì chân tay do thiếu máu não dễ gây đột quỵ

Ngoài ra, cơn đau nhức, tê chân tay không chỉ khiến người bệnh cảm thấy tê ngứa khó chịu ở đầu ngón tay mà cơn đau còn lan rộng lên bàn tay, cánh tay khiến việc cầm nắm đồ vật rất khó khăn. Các cơn tê mỏi ở chân cũng tương tự lan rộng lên vùng khiến bệnh nhân đi đứng không vững khiến sức khỏe suy giảm rõ rệt.

3. Làm thế nào để khắc phục tê chân tay khi ngủ dậy?

Muốn phòng tránh tê bì chân tay khi ngủ dậy bạn có thể tham khảo thay đổi một vài thói quen như:

- Không nên gối đầu tay khi ngủ.

- Không sử dụng gối cao để gối đầu, nên dùng gối mỏng, êm để máu dưới vùng cổ gáy được thư giãn.

- Nên nằm ngửa, tay chân duỗi thẳng, không nên nằm sấp để máu được lưu thông tốt nhất.

- Massage chân tay thường xuyên để cải thiện tuần hoàn máu.

- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B, sắt, vitamin C bằng cách tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các loại hạt để cơ thể khỏe mạnh. Bạn cũng nên tránh xa các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào hoặc đồ ăn chế biến sẵn để hạn chế nguy cơ thừa cân, béo phì gây tắc nghẽn mạch máu.

- Không nên ngồi làm việc quá lâu, nên có thời gian nghỉ giữa giờ để vận động cơ thể.

te-bi-chan-tay-3

Tăng cường thực phẩm, rau xanh, vitamin C để phòng tránh tê bì chân tay

Xem thêm: Tê đầu ngón tay: Phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất

4. Phương pháp điều trị tê bì chân tay sau khi thức dậy

Hiện nay có 2 phương pháp chính để điều trị bệnh tê mỏi chân tay là sử dụng thuốc Tây y và Đông y. Dưới đây là những ưu điểm và khuyết điểm của 2 phương pháp cho bạn tham khảo chọn lựa:

- Điều trị bằng thuốc Tây y:

Để điều trị tê mỏi chân tay, các bác sĩ có thể kê cho bạn loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như: ibuprofen (Advil, Motrin IB …) có công dụng giảm đau nhanh chóng nhưng dễ gây tác dụng phụ đau dạ dày và tổn thương gan, thận, nhất là với những trường hợp tự lý sử dụng không kiểm soát liều lượng. Ngoài ra, thuốc Corticosteroid cũng được dùng chủ yếu qua đường tiêm để giảm sưng, viêm và giúp hệ thần kinh thư giãn. Loại thuốc này cũng cần cân nhắc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh biến chứng nguy hiểm khác.

- Điều trị bằng thảo dược Đông y:

Áp dụng các bài thuốc của Y học cổ truyền vừa giúp điều trị dứt điểm bệnh mà không có tác dụng phụ hại dạ dày, gan thận như Tây y. Các thảo dược tự nhiên lành tính có công dụng điều hòa máu huyết, hỗ trợ cải thiện hệ tuần hoàn sẽ giúp bạn giảm đau nhanh chóng và trị tận gốc bệnh tê bì chân tay. Dược liệu tự nhiên hoàn toàn có thể được dùng lâu dài, hiệu quả cao và chi phí thấp nên bạn có thể yên tâm sử dụng. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Tĩnh Mạch Linh chiết xuất hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên qua hotline: 1800.0037.

Bài viết là một số lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa giúp bạn tìm hiểu thêm về căn bệnh tê bì chân tay sau khi ngủ dậy. Mong rằng bạn có thể lựa chọn được phương pháp điều trị đúng đắn và triệt để nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm các video "người thật việc thật" chia sẻ kinh nghiệm thoát khỏi tê bì chân tay dưới đây: 

Video bác Phùng chia sẻ về bệnh lý tê bì chân tay và sản phẩm Tĩnh Mạch Linh:

Video cô Trần Thư Vũ chia sẻ về bí quyết loại bỏ tê bì chân tay hiệu quả:

Video Chia sẻ của bác Đào Thị Nhàn trong quá trình uống sản phẩm Tĩnh Mạch Linh, giúp giảm các triệu chứng tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy:

 

Tags: Các loại giãn tĩnh mạch khác
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 2.6/5
Tê mỏi chân tay khi ngủ dậy là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Điểm trung bình: 2.6 / 5 (5 lượt đánh giá)
Tin tức