Tê mỏi cánh tay trái là bệnh gì và lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
1. Tê mỏi cánh tay trái do máu lưu thông kém
Khi mạch máu bị tắc nghẽn, hoặc bị chèn ép sẽ khiến cho máu huyết lưu thông đến các cơ quan kém đi. Điều này làm cho bàn tay, ngón tay tê cứng, thậm chí ngứa râm ran. Máu huyết lưu thông kém còn dẫn đến một số biểu hiện khác như: da tái, xanh, chân tay lạnh, phù chân, đau xương khớp.
Máu lưu thông kém có thể là biểu hiện do bạn ít vận động cánh tay mỗi ngày. Trường hợp tê mỏi cánh tay kéo dài, đau nhiều có thể cảnh báo bạn đang mắc các bệnh lý về mạch máu như:
- Bệnh xơ vữa động mạch: Nguyên nhân là do tích tụ lượng cholesterol tạo thành các mảng bám trên mạch máu, khiến cho vùng động mạch bị nghẽn hoặc tắc.
- Do xuất hiện huyết khối: Cục máu đông bên trong lòng mạch sẽ dẫn đến cản trở máu lưu thông.
- Do bệnh động mạch ngoại biên: Đây là dạng xơ vữa động mạch, thường gặp ở tay và chân.
- Do bệnh đái tháo đường: Khi lượng đường huyết trong máu tăng cao sẽ dẫn đến làm hình thành mảng bám và gây thương tổn cho mạch máu.
Đau tê tay ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa:
Tùy thuộc vào bệnh lý dẫn đến tê mỏi cánh tay mà bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ như sử dụng thuốc hạ đường huyết, hạ mỡ máu, điều trị cao huyết áp…. Các loại thuốc này phải dùng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng đến nội tạng.
Ngoài ra, người bệnh nên tích cực tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, giúp tăng cường lưu thông máu.
2. Tê cánh tay do bệnh thần kinh ngoại biên
Tổn thương dây thần kinh ngoại biên cũng khiến máu huyết lưu thông đến các phần xa của cơ thể như tay, chân kém đi. Vì vậy, người bệnh có thể phải đối mặt với tê tay, tê chân diễn ra hàng ngày.
Tùy thuộc vào loại dây thần kinh bị bệnh mà bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như:
- Tê mỏi cánh tay trái, ngứa râm ran bàn tay, cẳng chân, bàn chân.
- Đau khi chạm vào tay.
- Triệu chứng yếu cơ, vận động kém.
- Co giật, rung cơ mất kiểm soát.
- Teo cơ.
- Tăng tiết mồ hôi ở bàn tay.
Tổn thương dây thần kinh ngoại biên có thể do các bệnh lý như: bệnh tự miễn, bệnh đái tháo đường, chấn thương khớp, xơ vữa động mạch, viêm mạch, bệnh gan, thận, ung thư….
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa:
Tổn thương dây thần kinh ngoại biên do rất nhiều nguyên nhân. Để loại bỏ triệu chứng tê tay người bệnh nên đi thăm khám để làm các xét nghiệm chẩn đoán phân biệt và điều trị chuyên sâu.
3. Tê mỏi cánh tay trái do hội chứng lối thoát ngực
Hội chứng lối thoát ngực (tên viết tắt là TOS) hình thành do mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép khi di chuyển qua xương đòn. Người bệnh nhận thấy tê, ngứa nhiều ở lòng bàn tay kết hợp với yếu cổ và hoạt động tay kém.
Hội chứng lối thoát ngực ảnh hưởng đến dây thần kinh ở tay
Lời khuyên của bác sĩ:
Để ngăn chặn tê cánh tay do hội chứng lối thoát ngực, bác sĩ có thể tư vấn vật lý trị liệu giúp tăng cải thiện lưu lượng máu ở vùng cơ lưng và ngực. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giảm đau, thuốc chống đông máu (nếu nghi ngờ có cục huyết khối). Với các trường hợp nặng có thể phải được tư vấn phẫu thuật.
4. Tê mỏi cánh tay trái do hẹp cột sống cổ
Hội chứng hẹp cột sống cổ có thể khiến tủy sống bị chèn ép làm các dây thần kinh dẫn truyền máu kém. Hẹp cột sống cổ vì vậy thường gây tê tay, yếu tay, tê chân, đau lưng và đau cổ.
Hẹp ống sống cổ thường gặp ở người bị thoái hóa cột sống cổ, có khối u ở cổ, chấn thương cổ.
Lời khuyên của bác sĩ:
Điều trị hẹp cột sống cổ cần sử dụng kết hợp vật lý trị liệu với dùng thuốc, nẹp lưng, phẫu thuật…. Người bệnh nên chú ý tăng cường các bài tập kích thích lưu thông máu ở vùng xương cột sống cổ để giảm bớt cơn đau và tê mỏi tay trái.
5. Tê mỏi cánh tay trái do thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chèn ép dây thần kinh xung quanh, làm người bệnh cảm nhận rõ rệt cơn đau, mỏi và tê ở cánh tay. Thoát vị đĩa đệm còn khiến người bệnh đau nhức lưng, vận động kém.
Lời khuyên của bác sĩ:
Thoát vị đĩa đệm có rất nhiều cấp độ. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kê thuốc giảm đau hoặc tư vấn phẫu thuật kết hợp vật lý trị liệu.
6. Tê mỏi cánh tay trái do chứng đau đầu migraine
Đau đầu migraine thể liệt nửa người là một trong những nguyên nhân dẫn đến yếu cơ, liệt cơ. Người bệnh thường có các triệu chứng đau tê tay trái kèm theo đau tê 1 bên mặt, đau đầu từ nhẹ cho đến dữ dội, đau kèm theo cơn giật. Biểu hiện đau đầu chủ yếu xảy ra ở 1 bên. Nếu để lâu có thể gây co giật, mất trí nhớ, lú lẫn.
Đau nửa đầu migraine rất nguy hiểm
Lời khuyên của bác sĩ:
Đau đầu migraine thể liệt nửa người hiện chưa có thuốc điều trị. Đa số bác sĩ sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau kết hợp theo dõi đề phòng biến chứng.
7. Tê mỏi cánh tay trái do nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim thường xảy ra khi tim không nhận đủ lượng máu cần thiết để duy trì hoạt động. Nhồi máu cơ tim có thể do các nguyên nhân như:
- Do nghẽn động mạch vành.
- Cục huyết khối trong lòng mạch.
Người bệnh thường có biểu hiện đau buốt vùng ngực, tê và mất cảm giác ở 1 hoặc cả 2 tay, đau nhiều ở vai, lưng, hàm, cổ, khó thở, buồn nôn, choáng ngất….
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa:
Bệnh nhân cần phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh đột tử.
8. Tê mỏi cánh tay trái do đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi lượng máu di chuyển lên não giảm đột ngột, hoặc mạch máu não bị tắc hay vỡ. Đột quỵ thường gây triệu chứng: yếu tay, chân, liệt mặt, đau đầu dữ dội, lú lẫn, chóng mặt, té ngã….
Lời khuyên của bác sĩ:
Đôt quỵ phải được cấp cứu ngay lập tức mới có thể giữ lại mạng sống. Điều trị đột quỵ bằng thuốc hay phẫu thuật cần phải được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là top 8 nguyên nhân hàng đầu gây tê mỏi cánh tay trái cho bạn tham khảo. Tê mỏi cánh tay trái có thể biểu hiện của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm nên người bệnh không nên chủ quan mà cần đi thăm khám sớm để được điều trị đúng cách.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức