Tê lòng bàn tay trái: Cẩn thận liệt cơ tay

04:33 Ngày 09/02/2023
Tê lòng bàn tay trái khiến người bệnh bị run tay, khó cầm nắm đồ vật?. Tê lòng bàn tay trái kéo dài có là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý. Bài viết tổng hợp những nguyên nhân gây tê lòng bàn tay trái cho bạn tham khảo và biết cách điều trị hợp lý.

Tê lòng bàn tay trái là bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tê lòng bàn tay trái như:

- Bệnh tiểu đường: Tê buốt bàn chân bàn tay gặp rất nhiều ở người mắc bệnh tiểu đường. Lưu lượng máu lưu thông kém, trao đổi chất kém ở bệnh nhân tiểu đường dẫn đến hiện tượng tê, buốt lòng bàn tay.

- Thiếu máu não: Khi lưu lượng máu lên não giảm do tắc nghẽn mạch máu sẽ dẫn đến các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tê chân, tê tay.

- Đau nửa đầu: Đau nửa đầu có thể ảnh hưởng đến thị giác và gây tê lòng bàn tay. Một số người còn gặp phải triệu chứng giảm thị lực, yếu cơ, diễn đạt ngôn từ khó khăn.

- Hội chứng chèn ép dây thần kinh: Dây thần kinh bị chèn ép cao độ sẽ dẫn đến những cơn đau nhói, tê nhức như châm chích ở bàn tay, mất cảm giác ở tay.

- Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng này thường gặp ở lái xe, nhân viên văn phòng… thường xuyên phải sử dụng khớp cổ tay. Lâu ngày khiến dây chằng bị tổn thương, dẫn đến đau âm ỉ và tê khớp cổ tay, bàn tay.

- Bệnh lý về cột sống cổ: Người mắc bệnh lý đốt sống cổ thường có biểu hiện tê ngón áp út. Nếu bạn cảm thấy tê ngón áp út trong thời gian dài nên đi kiểm tra xương cột sống để chẩn đoán.

- Thoái hóa khớp: Có người bị tê lòng bàn tay trái, có người bị tê lòng bàn tay phải. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp là do đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí vốn có, làm lớp nhân nhầy bong ra, chèn ép dây thần kinh cột sống cổ, gây tê mỏi vai gáy và tê tay.

- Viêm dây thần kinh ngoại biên: Người bệnh có triệu chứng tê lòng bàn tay, vận động khớp tay khó khăn.

- Thiếu hụt vitamin: Cơ thể không nhận đủ các dưỡng chất cần thiết như: vitamin B12, B6, B1, E khiến ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân bị tê mỏi.

Tê lòng bàn tay trái

Tê lòng bàn tay trái do rất nhiều nguyên nhân gây nên 

Tê lòng bàn tay trái có nguy hiểm không?

Tê lòng bàn tay trái là hiện tượng bất kì ai cũng có thể gặp phải nhiều lần. Tình trạng tê tay có thể chấm dứt sau khi nghỉ ngơi, xoa bóp nếu không phải là bệnh lý. Nếu tê lòng bàn tay kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống thì nên đi khám ngay tránh biến chứng nặng.

Phương pháp trị tê lòng bàn tay trái hiệu quả nhất hiện nay

1. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Đau, tê lòng bàn tay trái cần xác định đúng nguyên nhân mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, Tây y thường giảm cơn đau nhức bằng một số loại thuốc như:  

- Thuốc kháng viêm, giảm đau: Diclofenac, Paracetamol, Ibuprofen, Profenid, Bonlutin, Voltaren, Arcoxia…

- Thuốc giãn cơ: Giúp giãn cơ bắp, ngăn ngừa đau nhức và tê tay chân. Một số loại thuốc giãn cơ thường dùng như: eperisone, cyclobenzaprine, carisoprodol, Baclofen,….

- Bổ sung vitamin: B1, B2, B6 để cải thiện triệu chứng đau, tê bàn tay.

Các loại thuốc trên bắt buộc phải sử dụng theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý dùng theo cảm tính. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc chống trầm cảm, thuốc bôi ngoài da….

2. Áp dụng các biện pháp dân gian

Một số bài thuốc dân gian có thể áp dụng các phương pháp dân gian dưới đây:

- Cây trinh nữ:

Tê lòng bàn tay trái

Cây trinh nữ giúp giảm tê bì, đau nhức tay 

Cây trinh nữ (còn có tên gọi là cây xấu hổ) có công dụng giảm đau, tê mỏi tay. Bạn đem rửa sạch rễ cây trinh nữ tươi, thái mỏng rồi tẩm rượu sau đó sao vàng lên cho thơm. Mỗi ngày dùng khoảng 20 – 30g sắc với 400ml nước, đợi cô đọng còn khoảng ¼ thì lọc lấy nước uống trong ngày.

- Cây ngải cứu:

Tê lòng bàn tay trái

Ngải cứu - vị thuốc có sẵn trong vườn nhà 

Ngải cứu vốn là dược liệu quen thuộc giúp giảm đau mỏi xương khớp, cải thiện sớm triệu chứng đau tê tay. Bạn dùng 1 nắm lá ngải cứu tươi, đem rửa sạch, giã nát sau đó sao vàng với muối rồi cho vào miếng vải, đắp lên vùng tay chân bị tê bì. Mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần.

3. Tập luyện giúp giảm tê lòng bàn tay trái

Để giảm tê lòng bàn tay trái, bạn nên kết hợp luyện tập thể dục thể thao hàng ngày. Các môn thể thao nên áp dụng là yoga, đi bộ, bơi lội nhẹ nhàng. Một số bài tập cải thiện khớp cổ tay, xoay cổ tay, massage bàn tay cũng nên thực hiện thường xuyên để tăng cường lưu thông máu.

Tê lòng bàn tay trái kéo dài là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý. Bạn nên nghỉ ngơi, luyện tập thể thao thường xuyên, nếu không đỡ cần tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra và điều trị phù hợp.

Tags: Tê bì chân tay
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Tê lòng bàn tay trái: Cẩn thận liệt cơ tay
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức