Tê buốt chân trái: Tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị

04:03 Ngày 19/04/2023
Tê buốt chân trái khiến đầu ngón tay, ngón chân trở nên đau buốt, khó chịu. Nếu để lâu, bệnh có thể tiến triển dẫn đến mất hoàn toàn cảm giác ở tay, chân.

Tê buốt chân trái: Ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, lao động

Ở người khỏe mạnh, hệ thống dây thần kinh trung ương sẽ đảm nhiệm vai trò truyền tín hiệu để điều chỉnh hoạt động của chân, tay. Chẳng hạn khi chân tiếp xúc với vật nóng sẽ tự động phản xạ rụt lại để bảo vệ chân. Cảm giác từ tay, chân là thông tin quan trọng để điều chỉnh các hoạt động hàng ngày hiệu quả.

Tình trạng tê buốt chân trái lâu ngày sẽ làm giảm cảm giác, thậm chí gây mất hoàn toàn cảm giác ở chân. Ở giai đoạn đầu, biểu hiện bệnh thường nhẹ nhàng với cảm giác hơi đau tê ở ngón chân. Càng về sau thì các triệu chứng càng nặng hơn, đau tê nhiều hơn khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu.

Tê buốt chân trái

Tê buốt chân trái ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày 

Dấu hiệu tê buốt chân trái có thể chỉ khởi phát tạm thời nhưng cũng có thể là bệnh lý. Nếu có triệu chứng đau tê dưới đây, người bệnh nên sớm đi thăm khám để được tư vấn:

- Tê buốt chân trái kèm theo triệu chứng đau xương khớp, cứng khớp kéo dài nhiều ngày.

- Tê buốt chân trái kèm theo biến dạng bàn chân, thay đổi màu sắc, nhiệt độ.

- Tình trạng đau tê xảy ra nhiều sau chấn thương ở đầu hoặc ở chân, kèm theo triệu chứng khó thở, co giật.

Tìm hiểu nguyên nhân là cách tốt nhất để điều trị tê buốt chân trái cụ thể, để tăng cường chức năng vận động cơ thể.

Top nguyên nhân gây tê buốt chân trái: Chủ quan là chết

Nguyên nhân gây tê buốt chân trái chủ yếu là do dây thần kinh bị chèn ép, dẫn đến mất cảm giác dẫn truyền về hệ thống thần kinh trung ương. Một số bệnh lý dẫn đến giảm khả năng dẫn truyền dây thần kinh bao gồm:

- Tổn thương ở vùng đĩa đệm:

Tổn thương ở đĩa đệm, điển hình là bệnh lồi đĩa đệm hoặc chấn thương khớp xương gây chèn ép lên dây thần kinh trung ương. Đĩa đệm bị thương tổn sẽ dẫn đến: Căng cứng cổ vai gáy, tê buốt tay, chân kèm theo triệu chứng đau xương, khớp.

Tê buốt chân trái

Tê buốt chân trái do dây thần kinh bị chèn ép 

- Bệnh tiểu đường:

Người mắc bệnh tiểu đường có thể phải đối mặt với nguy cơ tổn thương dây thần kinh, dẫn đến hiện tượng tê chân tê tay kéo dài.

Ngoài ra, những người thường xuyên bị đau cổ vai gáy, thoái hóa xương cột sống, chấn thương ở chân,… cũng có nguy cơ cao bị tê buốt chân trái.

Điều trị tê buốt chân trái: Cần căn cứ vào nguyên nhân

Điều trị tê buốt chân trái không thể tùy tiện do bệnh hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi nguyên nhân bệnh lý lại có phương pháp điều trị khác nhau.

Để giảm triệu chứng tê buốt chân tay, bác sĩ chuyên khoa có thể kê 1 số loại thuốc như:

- Thuốc chống trầm cảm: Giúp giảm bớt cường độ cơn đau, tê do đau cơ xơ hóa.

- Thuốc Pregabalin và Gabapentin: Hỗ trợ giảm bớt tê buốt chân do đau cơ, bệnh lý tiểu đường, đa xơ cứng.

- Thuốc Corticosteroid: Có tác dụng giảm viêm, giảm tê buốt chân do đa xơ cứng.

Ngoài ra, để giảm bớt cơn đau, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp như:

- Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động mạnh để giảm bớt chèn ép đến dây thần kinh.

- Biện pháp chườm lạnh: Chườm đá vào các vùng đau có thể giảm sưng, giảm tê buốt tạm thời.

- Massage, xoa bóp: Giúp tăng cường cải thiện lưu thông máu huyết, hỗ trợ giảm đau, sưng.

- Tập thể dục đúng cách: Duy trì các bài tập hàng ngày giúp tăng cường lưu thông máu huyết, giảm bớt đau nhức, khó chịu.

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung các loại rau, củ, quả, tăng cường vitamin, đặc biệt là các nhóm chất Vitamin B, Vitamin C, Glucosamin,…

Để loại bỏ tê buốt chân tay, người bệnh cần đi thăm khám để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp nhất như:

- Nguyên nhân do biến chứng bệnh tiểu đường: Người bệnh cần kiểm soát lượng đường huyết bằng cách dùng thuốc theo hướng dẫn, duy trì chế độ ăn uống khoa học.

- Nguyên nhân do nhiễm độc: Cần điều trị nhiễm độc theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

- Nguyên nhân do thiếu hụt vitamin: Bổ sung vitamin qua ăn uống hoặc dùng thuốc.

Tê buốt chân trái là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh nên đi thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị tốt nhất.  

Tags: Tê bì chân tay
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Tê buốt chân trái: Tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức