Tê bàn tay trái là bệnh gì? Đi khám ngay trước khi quá muộn
1. Tê bàn tay trái do thiếu nguyên tố vi lượng
Khi cơ thể thiếu hụt các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là thiếu hụt vitamin B12, magie, kali sẽ dẫn đến các triệu chứng: ngứa ở tay, chân, mệt mỏi, vàng da, khó giữ thăng bằng, khó tỉnh táo, dễ choáng ngất.
Tê bàn tay trái do thiếu các vi lượng thường xảy ra ở người già, người ăn uống kém, người có bệnh lý nền hấp thụ dinh dưỡng kém.
Lời khuyên:
Người bệnh xanh xao, gầy yếu, tê tay nên làm xét nghiệm máu để chẩn đoán các nguyên tố vi lượng trong cơ thể. Nếu phát hiện có thiếu hụt nên bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Bổ sung thực phẩm giàu B12 tránh tê tay chân
2. Do tác dụng phụ của thuốc
Tê bàn tay trái là bệnh gì?. Đây có thể là biểu hiện do một số tác dụng phụ của thuốc, dẫn đến thương tổn dây thần kinh, từ đó làm ảnh hưởng đến các hoạt động của tay, chân.
Một số loại thuốc có thể dẫn đến phản ứng phụ là tê tay, chân như: thuốc chống động kinh (phenytoin), thuốc chống ung thư (vincristine, cisplatin), thuốc điều trị huyết áp (hydralazine, amiodarone), thuốc kháng sinh (fluoroquinolones, nitrofurantoin, metronidazole)…. Ngoài biểu hiện tê tay, người bệnh còn có thể bị ngứa, mệt mỏi, tiêu hóa kém, buồn ngủ….
Lời khuyên:
Nếu bạn đang dùng các loại thuốc điều trị bệnh và có nhiều tác dụng phụ như trên, tốt nhất nên dừng uống thuốc và báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn sớm.
3. Tê tay do hội chứng ống cổ tay
Tê bàn tay trái là bệnh gì?. Đây có thể là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay (hội chứng đường hầm ống cổ tay). Cấu tạo của cổ tay có 1 đường hầm nhỏ dẫn truyền dây thần kinh chạy qua vùng ống cổ tay. Dây thần kinh giữa đảm nhiệm vai trò lưu thông máu huyết đến với các ngón tay, chi phối hoạt động của bàn tay. Khi bạn làm các công việc thường xuyên lặp đi lặp lại hoạt động ở ống cổ tay sẽ dẫn đến hội chứng ống cổ tay với các biểu hiện đau, tê, ngứa và yếu cơ tay.
Hội chứng ống cổ tay là một trong số những nguyên nhân gây tê tay
Lời khuyên:
Hội chứng ống cổ tay có thể được điều trị bằng cách sử dụng các dược liệu giúp thông mạch, hoạt huyết ở cổ tay. Ngoài ra đeo nẹp, hoặc phẫu thuật cũng là biện pháp được nhiều người sử dụng nhưng đa phần dễ tái phát nên người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
4. Tê bàn tay trái do bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết trong máu tăng cao sẽ dẫn đến tổn thương dây thần kinh ngoại biên, trong đó hoạt động của tay và chân bị ảnh hưởng nhiều nhất. Người bệnh thường có dấu hiệu tê mỏi tay chân, mất cảm giác ở tay, chân, các vết loét ở tay và chân thường khó phát hiện do không cảm nhận được cơn đau, dễ biến chứng thành hoại tử.
Lời khuyên:
Người mắc bệnh tiểu đường khi nhận thấy biểu hiện tê chân, tê tay như kiến cắn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống, dùng thuốc kiểm soát lượng đường huyết phù hợp.
5. Tê bàn tay trái do bệnh ở tuyến giáp
Vùng tuyến giáp ở cổ đảm nhiệm vai trò sản xuất các hormone trong cơ thể. Khi tuyến giáp có bệnh lý như: suy giáp, cường giáp, ung thư tuyến giáp… đều khiến rối loạn sản xuất hormone làm tổn thương dây thần kinh ở tay và chân. Điều này khiến cho tay của người bệnh dễ bị run, ngứa và tê.
Lời khuyên:
Để ngăn chặn tê bàn tay trái do bệnh lý ở tuyến giáp, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
6. Biến chứng do đột quỵ
Tê bàn tay trái cũng có thể là biểu hiện của đột quỵ. Đột quỵ cần được can thiệp ngay lập tức để ngăn chặn nguy cơ tử vong. Nếu người bệnh đang có các dấu hiệu: mất tỉnh táo, khó phát âm, thị giác kém, tê và yếu tay… nên chú ý đến nguy cơ đột quỵ.
Lời khuyên:
Nếu bạn nhận thấy tê tay kèm theo chóng mặt, té ngã, mắt kém… cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ cấp cứu kịp thời tránh đột tử.
7. Do uống nhiều bia rượu
Người nghiện rượu bia sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, dẫn đến tê, ngứa ở chân, tay. Một số dấu hiệu khác gây tổn thương hệ thần kinh bao gồm: tê tay chân, rối loạn cương dương, cảm giác châm chích, chuột rút ở tay, chân.
Lời khuyên:
Người bệnh nên dừng uống rượu bia tốt để hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn.
8. Bệnh Lyme gây tê tay
Bệnh Lyme hình thành khi cơ thể bị nhiễm khuẩn từ bọ chét lây truyền từ động vật sang người. Người bệnh sẽ có các triệu chứng đau, sưng đỏ, sốt, người ớn lạnh, tê chân và tay, sưng khớp, vận động cơ bắp khó khăn.
Lời khuyên:
Nếu nghi ngờ mắc bệnh Lyme, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán. Bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn sớm.
9. Tê tay là biểu hiện của chứng đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là căn bệnh khiến bạn cảm thấy đau cơ, mệt mỏi. Tình trạng này có thể nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp nên đa số bệnh nhân đi thăm khám muộn. Khi có biểu hiện đau tê tay kèm theo dấu hiệu khó tập trung, người mệt mỏi, đau đầu, táo bón, tiêu chảy… bạn nên đi thăm khám sớm.
Các biểu hiện của đau cơ xơ hóa
Lời khuyên:
Ngoài việc đi thăm khám, người bệnh nên chú ý vận động hàng ngày để các cơ, khớp được linh hoạt sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ giảm tê tay.
10. Tê tay do bệnh lupus
Một trong những bệnh tự miễn phổ biến nhất là bệnh Lupus ban đỏ gây viêm ở khớp, mô tế bào, các cơ quan tim, phổi, thận. Lupus ban đỏ gây viêm dây thần kinh, dẫn đến ngứa, tê tay, khó tập trung, đau đầu, nhìn kém, nổi phát ban hình cánh bướm, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời….
Lời khuyên:
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Vì vậy, nếu nghi ngờ có phát ban, xuất huyết cần phải thực hiện các xét nghiệm máu, chụp X – quang, siêu âm, xét nghiệm chức năng thần kinh… và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi tê bàn tay trái là bị bệnh gì và hướng dẫn điều trị. Tê bàn tay trái là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý. Nếu thấy đau, tê diễn ra nhiều ngày tốt nhất bạn nên sớm đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp thích hợp nhất.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức