Tê bả vai trái lan rộng xuống tê tay là bị gì?

04:35 Ngày 09/11/2022
Tê bả vai trái sau khi vận động nặng hoặc nằm ngủ sai tư thế thường không nghiêm trọng. Thế nhưng mức độ tê nhiều, đau nhức nhiều ngày, cơn đau lan rộng xuống vùng cánh tay có thể là dấu hiệu bệnh lý mãn tính nguy hiểm. Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn.

Tê vai trái là biểu hiện của bệnh gì?

Tê vai trái hình thành khi bả vai bị tê như có kiến cắn, kèm theo triệu chứng đau nhức vai, cứng cơ vai. Sau khi bê vác vật nặng, hoặc nằm ngủ sai tư thế, người bệnh cũng có thể cảm nhận thấy những cơn đau tê vai trái. Tuy nhiên, tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể chấm dứt sau khi nghỉ ngơi.

Nếu bạn nhận thấy tê vai trái diễn ra trong nhiều ngày nên cẩn trọng bởi có thể là dấu hiệu của các bệnh mãn tính như:

1. Thoái hóa đốt sống cổ

Người bị thoái hóa đốt sống cổ thường có biểu hiện tê bả vai, co cứng cơ vai. Tình trạng này xảy ra khi đốt sống cổ bị suy yếu, đè nén lên dây thần kinh, dẫn đến những cơn đau mỏi không yên.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ chủ yếu gặp ở người cao tuổi. Đây là bệnh mãn tính điều trị rất khó khăn. Y học hiện đại chủ yếu điều trị để cải thiện các triệu chứng của bệnh, giúp ngăn chặn các biến chứng.

Tê bả vai trái

Hình ảnh thoái hóa đốt sống cổ 

2. Thoát vị đĩa đệm cổ

Tê bả vai trái cũng có thể là biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cổ. Bệnh hình thành khi đĩa đệm cổ bị thương tổn, làm tràn các nhân nhầy ra ngoài, dẫn đến chèn ép các cơ quan khác. Lượng nhân nhầy càng thoát ra nhiều càng làm triệu chứng tê mỏi ở vai và cánh tay nặng nề hơn.

Thoát vị đĩa đệm cần phải điều trị trong thời gian dài để ngăn chặn các biến chứng, hạn chế các cơn đau. Bệnh càng để lâu càng dẫn đến các biến chứng thiếu máu não, rối loạn dây thần kinh… ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.

3. Chèn ép dây thần kinh vai – cổ

Tê bả vai cũng có thể do dây thần kinh cổ và vai bị tác động. Nguyên nhân chủ yếu là do bê vác các vật nặng, hoặc do nằm sai các tư thế. Vận động mạnh làm các dây thần kinh bị kéo, giãn ra, thậm chí có thể làm mô mềm và khớp sụn sưng viêm, dẫn đến đau nhức và tê bì. Dây thần kinh bị chèn ép cũng có thể do duy trì 1 tư thế làm việc, hoặc 1 tư thế đứng quá lâu. Tuy nhiên, tình trạng này có thể hết sau khi nghỉ ngơi.

4. Do hội chứng đau mỏi vai gáy

Hội chứng đau mỏi vai gáy chủ yếu gặp ở người vận động ít, hoặc những người làm công việc văn phòng, lái xe đường dài. Hội chứng hình thành do tổn thương cơ vai và đè nén dây thần kinh. Cơn đau có thể diễn ra ở vùng cổ và vai, thậm chí lan rộng xuống vùng cánh tay, bắp tay và lưng. Người bệnh còn có thể bị đau cổ, đau vai, khiến vận động khó khăn.

Tê bả vai trái

Đau mỏi vai gáy có thể xảy ra ở mọi độ tuổi 

5. Một số bệnh lý khác

Tê bả vai trái cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác như: u nang hoạt dịch, u xương, viêm màng bao hoạt dịch…. Việc chẩn đoán cần phải được tiến hành thông qua các xét nghiệm, siêu âm, chụp X – quang… để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh.

Các phương pháp điều trị tê bả vai trái hiện nay

Tê bả vai trái có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý. Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể tư vấn dùng thuốc kết hợp vật lý trị liệu và chăm sóc tại nhà để giảm các triệu chứng như:

1. Phương pháp dùng thuốc

Để giảm thiểu các triệu chứng, bác sĩ Tây y chủ yếu kê đơn thuốc bao gồm:

- Thuốc giảm đau (NSAIDs, Paracetamol): Thuốc giảm đau giúp cải thiện các triệu chứng tê mỏi, đau nhức vai trái. Thuốc mang lại công dụng giảm viêm, bớt đau nhức, nhưng không có khả năng điều trị đau tê vai gáy triệt để. Loại thuốc này nên hạn chế dùng cho phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh dạ dày, người đang cho con bú, bệnh gan….

- Thuốc giãn cơ gồm có 2 loại là: thuốc chống co thắt và thuốc chống co cứng. Loại thuốc này thường dùng dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê vai trái. Thuốc giãn cơ cũng làm ức chế co cứng cơ bắp, làm giảm đau nhức và tê bì.

- Corticosteroid: Thuốc ức chế miễn dịch này chỉ được phép sử dụng khi người bệnh không đáp ứng được bất kì loại thuốc nào khác. Corticosteroid có thể làm tăng hư hại khớp, tăng đường huyết và suy giảm chức năng tuyến thượng thận đột ngột.

Dùng bất kì loại thuốc nào cũng cần phải theo đơn của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tối đa các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

2. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị tê bả vai trái tại nhà

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đúng cách có thể làm giảm cường độ cơn đau, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, vận động và làm việc tốt hơn. Dưới đây là một số bí quyết đơn giản giúp giảm tê bả vai trái:

- Người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn, giúp khớp và đốt sống cổ được thư giãn.

- Hạn chế tối đa vận động mạnh hoặc làm việc nặng nhọc, bê vác vật nặng gây áp lực đến cổ và khớp vai.

- Có thể áp dụng biện pháp bấm huyệt, xoa bóp, chườm nóng… để giảm bớt các cơn đau nhức.

- Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để giải phóng áp lực cơ bắp, cải thiện các triệu chứng tê bả vai gáy.

- Không dùng rượu bia, hút thuốc lá, hạn chế thức khuya vì các hoạt động này làm tác động đến dây thần kinh, khiến các triệu chứng gia tăng.

- Nên tránh những thực phẩm có hại, làm tăng phản ứng viêm sưng như đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường, muối, đồ ăn chế biến sẵn.

- Tăng cường các thực phẩm có lợi cho sức khỏe và mạch máu như: cá, các loại đậu, rau xanh, hoa quả….

Tê bả vai trái là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh như: thoát vị đĩa đệm, hội chứng đau mỏi vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ…. Người bệnh nên sớm đi thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị đúng cách.

Tags: Tê bì chân tay
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Tê bả vai trái lan rộng xuống tê tay là bị gì?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức