Tay trái tê nhức có đáng lo ngại không? Đây là dấu hiệu của bệnh gì?
Triệu chứng tay trái tê nhức biểu hiện như thế nào?
Hiện tượng tê bì tay rất phổ biến, cảm giác này hình thành thường do dây thần kinh bị chèn ép quá mức. Một số yếu tố tác động như làm việc quá sức, làm việc trong 1 tư thế lâu ngày đều có thể gây tê tay.
Cảm giác đau tê tay tương tự như kim châm, hoặc kiến cắn, kiến bò râm ran lan từ ngón tay đến bàn tay, cẳng tay, cánh tay. Nếu chỉ thỉnh thoảng bạn gặp phải cảm giác này, và sau khi nghỉ ngơi, thư giãn thấy hết thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu như chúng ta chủ quan để tình trạng tê tay kéo dài có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng tê nhức nhiều ngày nên sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể, tránh để lâu có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận biết cảm giác và chức năng của tay.
Tay trái tê nhức có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào
Tổng hợp những nguyên nhân gây tay trái tê nhức không đáng lo ngại
Tình trạng tay trái tê nhức chỉ kéo dài trong khoảng vài giờ thường không nguy hiểm. Đây có thể là biểu hiện sinh lý, khi tay của bạn gặp phải những tác nhân cơ học. Dấu hiệu tê tay sẽ hết sau khi nghỉ ngơi nhưng cũng làm gián đoạn không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt.
Tình trạng tay trái tê nhức có thể do lao động quá độ, làm việc sai tư thế, sử dụng các loại thuốc gây tác dụng phụ dẫn đến tê nhức chân tay hoặc do cơ thể thiếu hụt các vitamin cần thiết. Ngay cả những hoạt động như: cầm bút, tư thế làm việc không đúng, ngủ đè nén lên tay, đeo đồ trang sức ở tay quá chặt… đều dẫn đến chèn ép dây thần kinh làm tê bì, đau nhức tay chân.
Nhân viên văn phòng rất dễ bị đau nhức tay do yếu tố công việc tác động
Sau khi bị chấn thương hoặc chịu nhiều tác động vật lý mạnh từ bên ngoài cũng có thể cảm thấy tay trái tê nhức. Bạn nên sớm đi thăm khám để được bác sĩ xử lý chấn thương, ngăn chặn tê bì, đau nhức tay chân.
Nhiều người cơ địa nhạy cảm, khi có sự thay đổi thời tiết cũng khiến cơ thể đau nhức. Họ có thể bị đau đầu, thậm chí tê nhức tay trái, phải. Hiện tượng này hình thành do miễn dịch cơ thể yếu, chưa thích nghi với sự thay đổi bất ngờ của thời tiết.
Tay trái tê nhức – Cảnh báo bệnh lý không thể bỏ qua
Nếu tần suất tay trái tê nhức kéo dài nhiều ngày khả năng cao là do cơ thể đang đối mặt với một số bệnh lý như:
- Thoát vị địa đệm: Khi nhân nhầy nằm trong đĩa đệm chảy ra, chèn ép đến hệ thống dây thần kinh sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn. Cơn đau có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác, trong đó có cánh tay.
- Thoái hóa xương cột sống: Phần xương cột sống bị thoái hóa, cọ sát với các dây thần kinh. Những cơn đau xuất hiện ở cổ, vai rồi dần lan rộng xuống cánh tay khiến bệnh nhân vận động khó khăn.
- Viêm khớp dạng thấp: Người mắc viêm khớp dạng thấp sẽ cảm thấy tay trái tê nhức, nhất là khi không vận động cơ thể. Hiện tượng này xuất hiện do vùng khớp bị viêm, dẫn đến tác động vào dây thần kinh ở tay, chân.
- Một số bệnh lý khác như: Hẹp ống sống cổ, viêm đa rễ thần kinh, tiểu đường, xơ vữa động mạch… đều khiến tay chân bị tê đau.
Khi tay trái tê nhức lâu ngày không khỏi phải làm gì?. Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, nếu tình trạng này tiếp diễn nhiều ngày, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống, người bệnh nên sớm đi thăm khám để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị tốt nhất.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức