Tay trái bị tê nhức cảnh báo bệnh gì?

04:43 Ngày 11/11/2022
Tay trái bị tê nhức có thể kèm theo các triệu chứng như sưng tay, phù nề, mất cảm giác ở tay. Điều này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và lao động. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tình trạng tay trái bị tê nhức và có biện pháp thăm khám, điều trị đúng cách.

Tay trái bị tê nhức ảnh hưởng đến khả năng vận động

Tay trái bị tê nhức thường có đặc điểm:

- Vị trí xảy ra đau tê: Có thể gặp ở bất kì vị trí nào trên cánh tay, thậm chí lan rộng từ vai, khớp, xuống cổ tay, bàn tay.

- Cường độ tê nhức như kim châm, kiến cắn.

- Có thể kèm theo các triệu chứng như sưng đỏ, bầm tím, nhức tay.

Khi tay trái bị tê nhức không ảnh hưởng nghiêm trọng, người bệnh thường thấy tê ít và có thể hết tê nhức sau khi nghỉ ngơi. Trường hợp tê nhiều, đau nhiều thường do vấn đề bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng lao động, sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng bạn nên đi thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân mới có thể điều trị đúng cách.

Tê tay trái như kim châm, mất cảm giác ở tay 

Tay trái bị tê nhức: Cảnh báo bệnh lý gì?

Khi bị đau, mỏi, nhức cánh tay trái, phải có thể là dấu hiệu của những bệnh lý sau:

- Do dây thần kinh bị chèn ép:

Dây thần kinh bị chèn ép sẽ dẫn đến hàng loạt các triệu chứng xảy ra ở vùng cánh tay như: tê ngứa tay, nhức mỏi tay, yếu cơ tay. Nguyên nhân khiến dây thần kinh bị chèn ép chủ yếu do cơ xương khớp bị tổn thương sau tai nạn, chấn thương, bong gân, hoặc do các bệnh lý như: thoát bị đĩa đệm, hội chứng ống cổ tay….

- Do viêm khớp dạng thấp:

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn có thể gây viêm toàn bộ các khớp trên cơ thể. Viêm khớp dạng thấp gây tê nhức tay trái kèm theo triệu chứng cứng khớp, sưng khớp, lực cánh tay yếu.

Tê tay có thể là biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp 

- Do vấn đề về tim mạch:

Người bị đau tim, đau thắt ngực cũng khiến cánh tay đau nhức. Đây là hiện tượng xảy ra khi tim không nhận đủ lượng máu cần thiết để duy trì hoạt động. Khi bị đau thắt ngực, người bệnh sẽ có cảm giác đè nén ở vùng lưng, cổ, lan rộng xuống vai và cánh tay kèm theo triệu chứng khó thở, buồn nôn, tức ngực, chóng mặt. Khi có các biểu hiện trên, người bệnh cần được cấp cứu ngay để tránh đột tử.

- Do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ:

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây đau nhức, khó chịu ở vùng cổ. Cơn đau có thể lan rộng sang vai, cánh tay, kèm theo hiện tượng tê tay, ngứa tay, yếu cơ. Thoát vị đĩa đệm cổ hình thành do rất nhiều yếu tố tác động như: làm việc quá sức, chấn thương, vận động kém….

Tay trái bị tê nhức lâu ngày kết hợp với đau mỏi cổ cần được thăm khám để điều trị sớm.

Một số biện pháp điều trị tay trái bị tê nhức không cần phẫu thuật

Dưới đây là một số biện pháp tạm thời giúp cải thiện triệu chứng tê nhức tay trái:

- Phương pháp sơ cứu RICE:

Rice là thuật ngữ viết tắt cho các biện pháp sơ cứu tạm thời, thường áp dụng cho vùng tay, chân bị chấn thương như: Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (băng ép) và Elevation (kê cao vị trí chấn thương). Tuy nhiên, với các trường hợp tay trái bị tê nhức do bệnh lý, sơ cứu rice không mang lại hiệu quả.

- Dùng thuốc giảm đau:

Thuốc giảm đau chỉ mang lại công dụng giảm đau tạm thời, không có hiệu quả chữa bệnh tay trái bị tê nhức. Các loại thuốc giảm đau thường dùng bao gồm: aspirin, paracetamol ibuprofen,… có thể giúp giảm cơn đau nhức ở cánh tay. Nhưng khi tác dụng của thuốc hết, người bệnh vẫn có thể cảm thấy đau, vì vậy bác sĩ khuyên người bệnh không nên phụ thuộc vào thuốc giảm đau, chỉ uống khi cảm thấy quá khó chịu để tránh tác dụng phụ đến gan, thận.

- Phương pháp vật lí trị liệu:

Vật lý trị liệu chủ yếu mang lại công dụng tăng cường chức năng vận động tay, tăng lưu thông máu. Các bài tập vật lý trị liệu được gợi ý bởi bác sĩ chuyên khoa, giúp vận động phục hồi chức năng phù hợp với tình trạng bệnh.

- Áp dụng điều trị theo Đông y:

Tay trái bị tê nhức có thể do các dây thần kinh mạch máu bị chèn ép, tuần hoàn máu kém khiến các triệu chứng tê nhức thêm trầm trọng. Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc kết hợp các vị thuốc thông huyết mạch, tăng cường hoạt huyết sẽ giúp cho máu lưu thông đến các cơ quan, giảm nhanh các triệu chứng tê bì, đau nhức ở chân, tay.

Tay trái bị tê nhức có thể khiến người bệnh vận động khó khăn. Những cơn tê bì như kiến cắn cảnh báo rất nhiều bệnh lý. Người bệnh không nên xem nhẹ các triệu chứng mà nên sớm tới bệnh viện để được tư vấn điều trị sớm.

Tags: Tê bì chân tay
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Tay trái bị tê nhức cảnh báo bệnh gì?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức