Những điều cần biết về tổn thương thần kinh gây tê bì chân tay sau hóa trị

11:08 Ngày 20/02/2021
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 50% bệnh nhân điều trị ung thư đều có dấu hiệu bị tổn thương hệ thần kinh (CIPN). Hệ thần kinh bị thương tổn thường gây nên các triệu chứng tê bì, ảnh hưởng đến khả năng nhận biết cảm giác và vận động tay chân. Làm thế nào để giảm thiểu những triệu chứng khó chịu này, hãy cùng nghe bác sĩ chuyên khoa giải đáp nhé!

Tổn thương hệ thần kinh ngoại biên (CIPN) do đâu?

Tổn thương thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu được gọi bằng tên viết tắt là CIPN. Tác dụng phụ của hóa trị là làm vô hiệu hóa một số dây thần kinh dẫn đến mất cảm giác và khả năng vận động ở tay chân. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng chung như: ngứa râm ran, tê bì như châm chích ở tay chân.

Mặc dù cách tốt nhất để ngăn ngừa tổn thương hệ thần kinh ngoại biên là lựa chọn những loại thuốc không gây tác dụng phụ là tê bì chân tay, nhưng điều này không dễ dàng thực hiện được.

Một số loại thuốc gây tổn thương hệ thần kinh ngoại biên nhiều nhất như: Paclitaxel, Cisplatin, Oxaliplatin, halidomide, Docetaxel, Bortezomib, Lenalidomide, Vincristine… Nếu muốn thay thế bằng các loại thuốc khác cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh nguy hiểm.

te-bi-chan-tay-do-dieu-tri-ung-thu-1

Triệu chứng nhận biết CIPN

Dưới đây là những triệu chứng cơ bản giúp bệnh nhân hóa trị nhận biết được tổn thương hệ thần kinh ngoại biên:

- Tê và ngứa ran ở tay chân.

- Khó cầm, nắm giữ các vật nhỏ.

- Đau đớn ở khu vực bàn tay, bàn chân.

- Ngứa râm ran, nóng nát chân tay.

- Cảm giác tê như kiến cắn ở chân tay.

- Tay chân nóng hoặc lạnh không do yếu tố thời tiết tác động.

- Khó giữ thăng bằng, chóng mặt, buồn nôn, ù tai.

- Gặp khó khăn trong việc đi tiểu, táo bón…

Tổn thương hệ thần kinh ngoại biên có thể xảy ra ngay trong quá trình điều trị bệnh nhưng cũng có khi sau khi hóa trị kết thúc mới hình thành. Vì vậy, việc điều trị CIPN thường gặp nhiều khó khăn và tổn thương này có thể kéo dài đến hết cuộc đời.

Xem thêm: Phòng và điều trị tê tay tê chân theo Y học cổ truyền

Mách bạn một số biện pháp cải thiện CIPN

Để giảm thiểu các triệu chứng tê bì chân tay, mất cảm giác vận động, bạn hãy tham khảo một số biện pháp điều trị dưới đây:

- Thử phản hồi dây thần kinh:

Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn thường xuyên luyện tập phản hồi dây thần kinh thì não bộ sẽ có phản ứng nhẹ nhàng với các cơn đau. Bạn có thể thực hiện biện pháp châm cứu để giảm đau và giúp các tế bào phản ứng lên não bộ.

- Điều chỉnh liều hóa trị:

Đây là phương pháp tối ưu nhất nhưng cần phải được bác sĩ hội chẩn kĩ lưỡng. Bạn nên chia sẻ với bác sĩ về các triệu chứng CIPN và thử điều trị với nửa liều hoặc ngừng hóa trị nếu cần thiết.

- Biện pháp cải thiện các triệu chứng:

Bạn có thể tham khảo một số cách đơn giản có thể thực hiện hàng ngày để cải thiện các triệu chứng khó chịu như:

+ Dùng kem dưỡng: Một số loại kem dưỡng không có khả năng gây kích ứng da, có thành phần tự nhiên như tinh chất bạc hà nên được ưu tiên. Bạn có thể xoa bóp vùng tay, chân tê bì bằng kem dưỡng da hàng ngày sẽ giúp ngăn chặn tình trạng da khô, nứt nẻ, tê bì, đau nhức.

+ Tập thể dục: Luyện tập thể dục thể thao có thể làm tăng lưu lượng máu đến tay chân nhiều hơn, giảm đau nhức. Bạn có thể tham khảo các bài tập Yoga, ngồi thiền nhẹ nhàng và phù hợp với thể trạng sức khỏe của bản thân để cải thiện sớm các triệu chứng.

+ Bổ sung Vitamin: Nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân thiếu hụt vitamin đều có các triệu chứng tê bì chân tay nghiêm trọng hơn. Bạn có thể làm xét nghiệm máu để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

te-bi-chan-tay-do-dieu-tri-ung-thu-2

Dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân bị ung thư 

+ Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, hoa quả, ngũ cốc và bổ sung nước đầy đủ sẽ tốt hơn ăn nhiều thịt, đồ chiên rán, đồ ngọt…. Hóa trị có thể gây phản ứng phụ là khiến bạn mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và nôn nhiều nhưng bạn có thể chia làm nhiều bữa nhỏ, ăn các thực phẩm lỏng sẽ tốt hơn.

+ Massage: Xoa bóp, bấm huyệt quanh vùng cánh tay, bàn tay, cẳng chân, bàn chân sẽ giúp tăng cường lưu lượng máu  giúp giảm các cơn đau nhanh. Bạn nên xoa bóp và vận động chân, tay thường xuyên để cải thiện các triệu chứng.

Sản phẩm Tĩnh mạch linh – Ngăn ngừa tê bì chân tay bằng thảo dược

te-bi-chan-tay-do-dieu-tri-ung-thu-3

Tĩnh mạch linh là sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thảo dược tự nhiên. Sản phẩm được nghiên cứu dựa trên bài thuốc cổ “Ngọc bình phong tán” giúp hoạt huyết, tán ứ, tăng cường sức bền thành mạch, ngăn ngừa tê bì chân tay và các bệnh lý về suy giãn tĩnh mạch.

Thành phần của Tĩnh mạch linh gồm có Đan sâm, Xích thược, Ngưu tất, Đương quy giúp thúc đẩy hệ tuần hoàn, Hoa hòe làm tăng độ bền thành mạch, Thiên niên kiện giúp giảm đau nhức, tê bì chân tay.

Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt về chất lượng, đảm bảo GMP nên bạn có thể yên tâm sử dụng hàng ngày kết hợp với các biện pháp dưỡng da, tập thể dục, điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập để cơ thể khỏe mạnh.

Tags: Tê bì chân tay
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Những điều cần biết về tổn thương thần kinh gây tê bì chân tay sau hóa trị
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức