Nhận biết 10 nguyên nhân hàng đầu gây tê bì chân tay
Hiểu đúng về tình trạng tê bì chân tay là gì?
Tê bì có các dạng tê tay, tê chân, tê vùng cơ mặt, đầu ngón tay, ngón chân. Cụ thể như sau:
- Tê tay:
Tê tay thường do rễ thần kinh bị tác động, chèn ép lên vùng dây thần kinh ngoại vi dẫn đến tình trạng tê mỏi vùng cổ hoặc khủy tay. Tình trạng này thường xảy ra sau khi ngồi yên 1 chỗ hoặc làm việc gì đó quá lâu.
- Tê chân:
Bạn có thể cảm nhận thấy chân tê, ngứa râm ran lan rộng từ vùng đùi xuống bàn chân, ngón chân… làm giảm khả năng vận động, đi lại.
- Tê đầu ngón tay:
Đầu ngón tay tê mỏi thường do hệ thống dây thần kinh giữa bị tổn thương, hội chứng ống cổ tay.
- Tê vùng mặt:
Vùng mặt là nơi của các cơ thần kinh hoạt động. Nếu bạn đột ngột mất khả năng biểu đạt cảm xúc có thể do hệ thần kinh này bị thương tổn.
- Tê bả vai:
Hai bên bả vai tê mỏi, đau nhức cơ, vai có thể là kết quả của ngủ sai tư thế, vận động mạnh hoặc do dây thần kinh bị thương tổn.
- Tê gót chân:
Tê gót chân có thể là biểu hiện của tổn thương gót chân sau khi bạn lao động nặng nhọc, di chuyển nhiều…
- Tê nhức toàn thân:
Tê bì có thể xảy ra ở toàn thân, gây nên cảm giác đau đầu, tê mỏi các ngón tay, tê cùng cẳng chân, bàn chân… do bệnh lý tiềm ẩn hoặc hệ thống dây thần kinh suy yếu.
Như vậy, mặc dù tê bì là triệu chứng có thể gặp ở toàn thân nhưng hầu hết hiện tượng tê bì chân tay là do ảnh hưởng của hệ thống dây thần kinh gây nên. Người bệnh sẽ có dấu hiệu tê mỏi các đầu ngón tay chân trước, cảm giác như bị châm chích rất khó chịu, sau đó sẽ lan rộng đến các ngón tay, ngón chân, cẳng tay, cẳng chân… khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tự vận động, sinh hoạt, cầm nắm đồ vật.
Tê bì chân tay do rất nhiều nguyên nhân gây nên
Tê bì chân tay thường hình thành ở nhóm người cao tuổi, bệnh nhân ung thư, phụ nữ sau sinh, người làm việc nặng nhọc… do hệ thần kinh suy yếu.
Nguyên nhân dẫn đến hệ thống dây thần kinh suy yếu gây tê bì chân tay
Theo nghiên cứu của Viện rối loạn thần kinh và Đột quỵ Quốc gia (NINDS) thống kê cụ thể 10 nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay như:
1. Thoái hóa cột sống
Người bị thoái hóa cột sống sẽ có biểu hiện tê bì chân tay về đêm hoặc đau nhức nhiều hơn khi thay đổi thời tiết. Lí do là bởi bệnh khiến khớp sụn và đốt sống lưng bị bào mòn, cọ sát gây đau dây thần kinh. Tình trạng tê nhức có thể lan rộng từ vùng vai đến chân.
2. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm cũng là “thủ phạm” chèn ép dây thần kinh cột sống dẫn đến tê bì khắp 2 cánh tay và 2 chân.
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm
4. Thoái hóa khớp
Người bệnh bị thoái hóa khớp tay, đầu gối hay khớp háng đều khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng dẫn đến vận động tay, chân rất khó khăn và tê bì đau nhức nhiều hơn.
5. Viêm đa khớp dạng thấp
Thêm một lí do nữa dẫn đến tê bì chân tay là do viêm đa khớp. Tình trạng tê đau thường gia tăng khi đứng, ngồi quá lâu hoặc làm các công việc nặng nhọc.
6. Hẹp ống sống
Với những bệnh nhân bị biến dạng xương cột sống bẩm sinh sẽ làm biến dạng dây thần kinh, tắc nghẽn mạch máu dẫn đến tê tay chân kéo dài.
7. Đa xơ cứng
Đa xơ cứng không chỉ dẫn đến các vấn đề thị lực yếu mà còn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, thậm chí tổn thương màng bọc Myelin ở các mạch máu dẫn đến tê nhức tay chân.
8. Viêm đa rễ thần kinh
Người bệnh có hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương đương nhiên dẫn đến mất cảm giác, rối loạn vận động tay chân. Viêm đa rễ thần kinh còn làm tăng nguy cơ bị do suy hô hấp, sặc phổi dẫn đến tử vong nên vô cùng nguy hiểm.
9. Xơ vữa động mạch
Đây là bệnh lí dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến. Biến chứng sau tai biến là tổn thương hệ thần kinh ngoại biên dẫn đến tê, run chân tay.
Xơ vữa động mạch gây tê bì chân tay
10. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân bệnh lý trên, tê bì chân tay còn đến từ thói quen sinh hoạt, làm việc không điều độ, ngủ sai tư thế hoặc chấn thương do té ngã.
Xem thêm: Tê bì chân tay do thoái hóa đốt sống cổ và những điều bạn chưa biết
Phòng tránh tê bì chân tay như thế nào?
Muốn phòng ngừa tê bì chân tay, theo các bác sĩ chuyên khoa bạn nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ dưỡng chất kết hợp với lịch tập luyện thể dục thể thao khoa học như sau:
- Chế độ ăn cần tăng cường nhóm thực phẩm lành mạnh, bổ sung các loại vitamin D, K, canxi để hỗ trợ hệ thần kinh và xương khớp.
- Tập luyện thể dục thể thao vào sáng và tối đều đặn. Lưu ý các bài tập phù hợp với sức khỏe, giúp xương chắc, máu huyết được lưu thông, tăng cường sức đề kháng.
- Sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá khuya và giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh xa stress, căng thẳng.
- Loại bỏ các loại đồ uống có ga, rượu bia, thuốc lá, thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Các loại thực phẩm này có thể làm gia tăng tình trạng tê tay chân, đau nhức xương khớp nhiều hơn.
- Kiểm soát cân nặng, tuyệt đối tránh béo phì, thừa cân là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh lý về mỡ máu, tiểu đường… ảnh hưởng đến rễ thần kinh.
Như vậy bạn đã biết được 10 nguyên nhân gây tê bì chân tay rồi phải không? Hãy sống khoa học, ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để ngăn ngừa tình trạng tê bì chân tay nhé!
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức