Chữa tê bì chân tay do bệnh nhân tiểu đường: kiên trì sẽ có hiệu quả

09:26 Ngày 21/05/2020
Chữa tê bì chân tay ở bệnh nhân tiểu đường đòi hỏi sự kiên nhẫn cao để hạn chế những biến chứng lở loét, hoại tử, thậm chí phải cắt cụt tứ chi, sống thực vật suốt đời.
Nguyên nhân gây tê tay chân ở người tiểu đường
Tê bì chân tay được coi là biến chứng của bệnh tiểu đường khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương nghiêm trọng. Hệ thần kinh này đi dọc từ sống lưng cho đến các tứ chi. Khi lượng đường huyết trong máu tăng cao, chất dinh dưỡng không đến được với các chi, quá trình ô xy hóa các gốc tự do cũng diễn biến nhanh hơn dẫn tới tổn thương mạch máu, gây nên triệu chứng tê bì chân tay.

Những triệu chứng tê bì chân tay do bệnh tiểu đường không thể bỏ qua

Dưới đây là những triệu chứng lâm sàng của bệnh tê bì chân tay do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường mà bạn cần đặc biệt chú ý để đi khám đúng thời điểm:
 
- Tê tay chân xuất phát từ các đầu ngón chân, bàn chân trước, sau đó lan rộng ra toàn bộ cánh tay, bàn tay.
 
- Tay chân có cảm giác bỏng, rát, ngứa như kiến cắn.
 
- Chuột rút chân tay, nhất là vào ban đêm.
70% bệnh nhân tiểu đường bị tê bì chân tay
 
Những triệu chứng trên thường nặng nề hơn vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ. Lâu ngày sẽ dẫn đến mất cảm giác hoàn toàn ở chân và tay. Bệnh nhân không cảm nhận được nóng, lạnh hay đau đớn khi bị các vật khác tác động.

Biến chứng của bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Tê bì chân tay chỉ là một biến chứng nhỏ của bệnh tiểu đường. Nếu để lâu ngày bệnh sẽ tiến triển và gây nên những biến chứng khác nghiêm trọng hơn như:
 
- Biến chứng hệ thần kinh: 70% bệnh nhân tiểu đường gặp phải tê bì chân tay, không nhận biết được cảm giác, thậm chí sau này còn có thể mất hoàn toàn khả năng vận động.
 
- Hẹp, tắc nghẽn mạch máu: khoảng 20% bệnh nhân tiểu đường sẽ bị hẹp các mạch máu, giảm lưu thông máu và ô xy từ tim đến các cơ quan khác. Nhất là với những người thừa cân, béo phì những dấu hiệu hẹp, tắc mạch máu càng nghiêm trọng hơn.
 
- Nhiễm trùng: Máu tuần hoàn kém, bạch cầu không đủ sẽ dẫn tới khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bệnh nhân tiểu đường rất thấp. Vì thế ngay cả những vết thương rất nhỏ cũng lâu lành và
có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
 
- Viêm, đau khớp vai: Người bị tiểu đường lâu năm có thể bị đau khớp vai, co rút khớp, khó khăn khi chueyenr động vai. Những biểu hiện này lâu ngày sẽ khiến đau lan tỏa xuống tay, teo cơ, sưng đỏ các khớp tay.
 
- Hạn chế vận động ở bàn tay: Những hoạt động co duỗi, cầm nắm các vật từ tay rất khó khăn.
 
- Hội chứng ống cổ tay: Đây là hội chứng do viêm dây thần kinh giữa chi phối hoạt động của bàn tay, dẫn tới mất khả năng vận động vì đau nhức.
 
Hội chứng ống cổ tay - biến chứng của bệnh tiểu đường
- Loãng xương: Các thành phần canxi, phốt pho trong máu đã bị đào thải do bệnh tiểu đường nên xương của người bệnh rất giòn và dễ gãy.
 
Bên cạnh những biến chứng tê bì chân tay, người bị đái tháo đường còn phải đối diện với rất nhiều nguy hiểm khác như nguy cơ béo phì, thận, thậm chí sau có thể dẫn tới hoại tử các khớp tay, cắt cụt tứ chi…

Mách bạn cách chữa tê chân cho người tiểu đường

Điều trị tê bì chân tay ở bệnh nhân tiểu đường không phải việc đơn giản, đòi hỏi phải kiên trì thực hiện các biện pháp dưới đây:

1. Kiểm soát lượng đường huyết

Bạn nên được bác sĩ tư vấn về thuốc hạ đường huyết, tiêm insulin và chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp để hạ đường huyết về mức có thể kiểm soát được.

2. Theo dõi cân nặng và đường huyết liên tục

Bạn tuyệt đối không để tăng cân mất kiểm soát sẽ khiến bệnh tiểu đường nặng nề hơn và các biến chứng tê chân tê tay nghiêm trọng hơn. 

3. Tập thể dục thể thao mỗi ngày

Luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp cải thiện cân nặng, chức năng tuần hoàn máu tốt hơn, giảm đau nhức, tê bì chân tay. Bạn có thể đạp xe, bơi lội hoặc tập Yoga… đều rất tốt cho sức khỏe.

4. Xoa bóp, massage

Xoa bóp đúng cách cũng giúp tuần hoàn máu ở tay chân tốt hơn, hạn chế những cơn đau, mỏi, chuột rút.

5. Thuốc trị biến chứng thần kinh ngoại biên

Những loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm… sẽ có công dụng nhanh nhưng tuyệt đối không nên dùng lâu dài vì chúng có nhiều tác dụng phụ và bắt buộc phải theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

6. Chăm sóc tay chân đúng cách

Bạn nên thoa kem dưỡng ẩm để hạn chế khô nứt nẻ. Ngoài ra, tắm bằng nước ấm và hạn chế tối đa những thương tổn ở bàn tay, bàn chân là cách rất tốt để giảm tê bì chân tay.

7. Khám bệnh định kỳ

Bệnh nhân tiểu đường nên khám sức khỏe thường xuyên, 1 tháng/ 1 lần để biết được đường huyết của mình như thế nào và tập luyện, ăn uống kiêng khem phù hợp. Khám định kì cũng giúp bạn kiểm soát tê chân tê tay tốt hơn.

Tĩnh mạch linh – Sản phẩm hỗ trợ loại bỏ tê bì chân tay

Tĩnh mạch linh được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên có tác dụng:
 
- Hỗ trợ giảm tê bì chân tay.
 
- Hỗ trợ bồi bổ máu, tăng cường lưu thông máu huyết.
 
- Bảo vệ sức bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa thành mạch, bệnh lý về tĩnh mạch…
Tĩnh mạch linh hỗ trợ trị tê bì chân tay - Hiệu quả đến từ thảo dược tự nhiên
 
Tĩnh mạch linh được tinh chiết từ các thành phần: Đan sâm, Xích thược, Hoa hòe, Thiên niên kiện… Đây đều là những vị thuốc số 1 trong Y học cổ truyền giúp tăng cường bồi bổ máu, cải thiện hệ tuần hoàn, giảm đau nhức xương khớp, tê bì chân tay và còn tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.
 
Tĩnh mạch linh có thể dùng hàng ngày, không gây tác dụng phụ cho người dùng. Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt và công nhận hiệu quả nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
 
Tags: Biến Chứng
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Chữa tê bì chân tay do bệnh nhân tiểu đường: kiên trì sẽ có hiệu quả
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức