Bị tê chân trái là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

04:12 Ngày 01/11/2022
Bị tê chân trái khiến không ít người mỏi mệt, vận động, đi lại kém. Người cao tuổi chiếm tỉ lệ bị tê chân trái nhiều nhất nhưng đa số chủ quan cho rằng đây là bệnh của người già nên không điều trị. Tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý không thể xem thường.

Bị tê chân trái: Đừng xem thường

Dấu hiệu tê chân trái có thể hình thành ở vùng bàn chân, ngón chân, thậm chí cả bắp chân. Người bệnh thường cảm thấy buồn bực, khó chịu bởi biểu hiện tê như kim châm. Không ít người bị tê mỏi chân làm đi lại kém kèm theo mất cảm giác ở vùng chân.

Tê chân trái thường nếu do những nguyên nhân cơ học sẽ chỉ kéo dài trong khoảng vài phút rồi nhanh chóng biến mất. Khi đứng, ngồi hoặc nằm quá lâu không thay đổi tư thế sẽ khiến cho dây thần kinh và các mạch máu ở chân bị chèn ép, gây tê chân. Tình trạng này có thể biến mất ngay sau khi thay đổi tư thế khác nên bạn không cần phải lo lắng.

Bị tê chân trái

Tê chân có thể gặp ở mọi độ tuổi 

Tuy nhiên, bị tê chân trái lan rộng từ đùi xuống bàn chân, tê chân trong thời gian dài, lặp đi lặp lại và gia tăng về cường độ thì không thể chủ quan bởi đây là dấu hiệu bệnh lý.

Bị tê chân trái đa phần gặp ở người cao tuổi. Hầu hết đều xem thường không đi thăm khám làm các triệu chứng tê mỏi chân nặng nề hơn, khó điều trị hơn.

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bị tê chân trái

Tê chân trái là biểu hiện của vấn đề về sức khỏe như:

- Do thiếu máu:

Thiếu máu là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tê bì chân. Dây thần kinh ngoại biên không nhận đủ lượng máu cần thiết hoặc bị chèn ép sẽ dẫn đến hiện tượng tê chân, tay. Người bị thiếu máu còn có triệu chứng chóng mặt, choáng váng, xanh xao, hay đau đầu.

- Do thoát vị đĩa đệm: Làm chèn ép đến dây thần kinh, khiến người bệnh bị đau nhức chân, đi lại khó khăn. 

Bị tê chân trái

Thoát vị đĩa đệm gây tê bì chân 

- Thiếu vitamin:

Cơ thể bị thiếu hụt vitamin nhóm B sẽ dẫn đến triệu chứng tê, nhức chân. Ngoài ra, thiếu hụt các nhóm khoáng chất như axit folic, magie, canxi… cũng khiến cơ thể phải đối mặt với tình trạng chân tay tê nhức, uể oải, da khô, xơ tóc….  

- Bệnh tiểu đường:

Biến chứng của bệnh tiểu đường dẫn đến tổn thương dây thần kinh ngoại biên, làm tê mỏi chân. Khi lượng đường huyết tăng quá cao còn dẫn đến chân mất cảm giác, làm khó phát hiện các vết loét chân. Điều này dẫn đến hệ quả là chân có thể bị viêm loét, hoại tử nặng.

- Do chấn thương ảnh hưởng đến não bộ, tủy sống:

Chấn thương đầu có thể dẫn đến tổn thương não bộ hoặc tủy sống cũng là nguyên nhân gây tê chân. Nếu bạn vừa trải qua chấn thương và thấy tê chân nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.  

- U dây thần kinh Morton:

Bị tê chân trái có thể là biểu hiện cảnh báo bệnh u dây thần kinh Morton. Triệu chứng của bệnh bao gồm: đau bàn chân, tê ngón chân, dị cảm chân.

- Rối loạn thần kinh do rượu bia:

Người nghiện bia, rượu, chất kích thích khiến cơ thể có nhiều thay đổi, dẫn đến viêm đa dây thần kinh. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tê tay, tê chân, dị cảm, mất cảm giác ở tay chân.

- Hội chứng Raynaud:

Hội chứng này thường xuất hiện khi thời tiết lạnh. Người bệnh mắc hội chứng này sẽ có biểu hiện tê nhức chân nhiều khi thay đổi thời tiết. Hội chứng Raynaud còn khiến chân biến đổi màu sắc, có thể chuyển sang màu trắng bệch, xanh xao hoặc ửng đỏ, đau chân, biến dạng bàn chân.

Bị tê chân trái

Bàn tay và chân của người mắc Hội chứng Raynaud

- Hội chứng Guillain Barre:

Hội chứng hiếm gặp này làm tổn thương não bộ khiến tay chân tê nhức như có kiến bò. Thậm chí, dây thần kinh vùng mặt cũng có thể bị tổn thương. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến suy hô hấp, sặc phổi, thậm chí đột ngột ngừng tim.

Như vậy, bị tê chân trái là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý về mạch máu, dây thần kinh. Vì vậy, nếu bạn đang có dấu hiệu tê chân trái, chuột rút, đau chân thường xuyên nên sớm tới cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị.

Làm thế nào để phòng ngừa tê chân?

Tê bì chân, tay hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Bạn nên chú ý:

- Vận động cơ thể thường xuyên, tăng cường tập thể dục thể thao hàng ngày để thúc đẩy lưu thông máu huyết.

- Ăn uống lành mạnh, tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin, hoa quả, hạn chế tối đa lượng muối, đường, thực phẩm chế biến sẵn.

- Tránh tăng cân quá nhanh.

- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích rất có hại cho mạch máu.

Bị tê chân trái khiến bạn đau nhức, khó chịu, vận động và làm việc khó khăn. Nếu có các biểu hiện tê chân, chuột rút, dị cảm, đau chân… nên đi khám ngay để có hướng điều trị tích cực.

Tags: Tê bì chân tay
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Bị tê chân trái là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức