Bị tê cánh tay trái khi ngủ có phải do thiếu chất gì không?
Giải đáp bị tê cánh tay trái khi ngủ có phải do thiếu chất gì không?
Bị tê cánh tay trái khi ngủ là cảm giác co cứng tay, cảm giác nhức nhối như kim châm, kiến cắn. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bàn tay, hoặc cánh tay. Không chỉ diễn ra khi ngủ, tê cánh tay còn có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau tê cánh tay trái khi ngủ như:
- Do thói quen ngủ gối đầu tay: Khi tay bị đè nén trong thời gian dài sẽ khiến máu lưu thông kém, tuần hoàn máu ứ trệ dẫn đế tê nhức cánh tay, rối loạn cảm giác ở tay. Nhiều người làm văn phòng có thói quen nghỉ trưa gục đầu lên tay cũng khiến cánh tay bị tê cứng.
- Do hội chứng liệt giấc ngủ: Liệt giấc ngủ là tên gọi để chỉ hiện tượng não bộ gửi tín hiệu đến các chi và cơ thể rơi vào trạng thái tê liệt khi ngủ. Có thể bạn vẫn cảm nhận được tình trạng của cơ thể nhưng lại không cử động được tay.
- Do hội chứng ống cổ tay: Nhân viên văn phòng thường xuyên phải sử dụng ống cổ tay, lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh, dẫn đến đau mỏi, tê bì bàn tay.
- Do biến chứng từ bệnh tiểu đường: Lượng đường huyết trong máu tăng cao sẽ dẫn đến nguy cơ tổn hại các dây thần kinh, dẫn đến tê bì tay, chân. Thậm chí, nếu không được chăm sóc đúng cách còn có thể dẫn đến viêm loét, hoại tử, phải cắt cụt chi. Không ít người đã phải cắt cụt chi do biến chứng từ bệnh tiểu đường.
- Do bệnh lý về tim mạch: Khi tim hoạt động kém thì những vùng nằm cách xa tim như chân, tay đều bị ảnh hưởng. Máu huyết lưu thông kém đến các vùng này sẽ dẫn đến tê bì tay, chân kéo dài.
- Do một số nguyên nhân khác: Người nghiện bia, rượu, chất kích thích, viêm khớp, chấn thương, khối u chèn ép dây thần kinh, viêm dây thần kinh… đều có thể dẫn đến tê bì tay chân.
Tê tay trái có thể do rất nhiều nguyên nhân
Ngoài các nguyên nhân trên, tê cánh tay trái khi ngủ có phải do thiếu chất không?. Câu trả lời là có. Dưới đây là một số dưỡng chất bị thiếu hụt khi tê bì cánh tay trái:
- Thiếu hụt Canxi: 99% canxi nằm ở trong xương và răng, nên khi thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến các bệnh lý về xương và răng. Một trong những dấu hiệu sớm nhận biết loãng xương là tê bì chân tay và đau xương khớp.
- Kali: Đây là khoáng chất quan trọng giúp duy trì hệ tim mạch và tiêu hóa khỏe mạnh. Thiếu hụt Kali cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng não bộ và làm giảm hàm lượng oxy trong máu. Máu huyết dồn về chân và tay ít đi sẽ dẫn đến hiện tượng tê bì.
- Thiếu hụt Magie: Magie hỗ trợ hoạt động của dây thần kinh và xương. Khi lượng Magie xuống quá thấp sẽ gây nên triệu chứng tê bì tay.
- Thiếu Vitamin B1: Hoạt động của cơ thể được hỗ trợ bởi vitamin B1. Khi hàm lượng B1 xuống thấp sẽ dẫn đến các triệu chứng: mệt mỏi, tê bì tay, cảm giác như tay bị kiến cắn, châm chích.
- Thiếu Vitamin B12: Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất máu, hỗ trợ tổng hợp chất béo và DNA. Thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu máu, khả năng nhận thức giảm và chân tay bị tê bì.
- Acid Folic: Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào mới. Acid Folic còn hỗ trợ tổng hợp vitamin B12 để tạo nên chất dẫn truyền thần kinh. Vì vậy, khi cơ thể thiếu hàm lượng acid folic cần thiết sẽ dẫn đến tê nhức tay chân.
Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến bị tê cánh tay trái khi ngủ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tê cánh tay trái khi ngủ mà bác sĩ chuyên khoa có thể tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị khi bị tê cánh tay trái khi ngủ
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa là bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, làm các xét nghiệm xác định nguyên nhân gây tê bì tay trái khi ngủ. Căn cứ vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc việc dùng thuốc hay áp dụng vật lý trị liệu phù hợp.
Để phối hợp điều trị giảm tê cánh tay trái khi ngủ, người bệnh cần chú ý:
- Thay đổi tư thế ngủ thường xuyên, không nên gối đầu lên tay hoặc gác tay lên trán khi ngủ.
- Với trường hợp thiếu vitamin, khoáng chất có thể tham khảo bổ sung các thực phẩm nhóm B (bơ, đậu, trứng, bột yến mạch, cá, sữa chua, pho mát, các loại hạt, các loại quả, quế…), thực phẩm giàu Magie (bơ, đậu phộng, chuối, cá, các loại hạt, chocolate đen…), thực phẩm giàu Kali (khoai lang, khoai tây, bí ngô, cà chua, mơ, dưa hấu, sữa chua, củ cải…), thực phẩm giàu vitamin D (nấm, ngũ cốc, trứng, tôm, sữa tươi nguyên chất…).
Nhóm thực phẩm giàu canxi
- Massage tay thường xuyên, nhất là sau khi làm việc giúp tăng cường máu lưu thông, hạn chế tê bì tay khi ngủ.
- Tránh dùng các thực phẩm dễ gây hại cho cơ thể như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn….
- Thường xuyên vận động, tăng cường thể dục thể thao để ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch, xương cột sống, mỡ máu…. Khi cơ thể khỏe mạnh, triệu chứng tê bì tay cũng được khắc phục nhanh chóng.
- Uống nhiều nước.
Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục cho bệnh nhân bị tê cánh tay trái khi ngủ. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng tê bì tay kéo dài nên sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức