Bị tê bàn tay trái là bệnh gì? Top 5 bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên trị tê bì chân tay
Bị tê bàn tay trái là bệnh gì?
Hiện tượng tê tay trái nếu thường xuyên lặp đi lặp lạị có thể cảnh báo những vấn đề tổn thương ở khớp tay, hội chứng ống cổ tay hoặc do dây thần kinh bị chèn ép gây nên. Dưới đây là một số bệnh lý bạn không nên bỏ qua:
- Bệnh tiểu đường: Cảm giác tê tay chân nhiều do lưu lượng máu giảm sút. Với bệnh nhân tiểu đường, máu huyết lưu thông kém đến bàn tay bàn chân dẫn đến tê mỏi.
- Thiếu máu não: Lưu lượng máu lưu thông lên não kém khiến người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng: chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, tê bì chân tay….
- Hội chứng ống cổ tay: Đây là căn bệnh phổ biến, nhất là với nhân viên văn phòng thường xuyên sử dụng lặp đi lặp lại hoạt động khớp cổ tay. Hoạt động này khiến chèn ép dây thần kinh, làm bàn tay tê buốt, đau mỏi, ảnh hưởng lớn đến vận động, sinh hoạt hàng ngày.
- Bệnh lý về xương cột sống: Người thường xuyên phải làm việc nặng nhọc, tư thế ngồi làm việc sai tư thế dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép, tổn thương gây nên triệu chứng tê bàn tay trái.
Bị tê bàn tay trái là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý. Tê tay cũng có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do làm việc quá sức hoặc tư thế ngủ chèn ép đến bàn tay. Tốt nhất khi thấy tê bàn tay trái nhiều ngày, người bệnh nên sớm đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán hỗ trợ.
Mách bạn 5 biện pháp chữa tê bàn tay trái bằng thảo dược tự nhiên
Để ngăn chặn tê bì chân tay, người bệnh hãy áp dụng một số phương pháp đơn giản dưới đây:
1. Trị tê bàn tay trái bằng cây lá lốt
Cây lá lốt - vị thuốc quen thuộc trong dân gian
Lá lốt là một trong những loại cây được áp dụng để trị tê bì chân tay. Trong Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm, tác động vào Tỳ, Vị giúp giảm đau, trừ phong thấp, giảm tê tay do lạnh. Trong lá lốt có thành phần tinh dầu và hoạt chất ancaloit giúp kháng viêm, giảm căng thẳng thần kinh.
Người dùng có thể dùng 10g lá lốt khô hoặc tươi đem sắc với nước cho còn khoảng nửa bát thuốc rồi uống mỗi ngày 1 lần sau khi ăn tối. Áp dụng khoảng 10 ngày để mang lại hiệu quả. Hoặc cũng có thể dùng lá lốt vò nát, đun sôi rồi cho thêm 1 ít muối dùng làm nước ngâm tay mỗi ngày 20 phút để tăng cường lưu thông máu huyết, giảm tình trạng tê bàn tay trái.
Lưu ý, ngâm tay, chân không áp dụng cho người đang có vết thương hở, viêm nhiễm ngoài da, phụ nữ có thai, người đái tháo đường….
2. Chữa tê bàn tay trái bằng cây ngải cứu
Cây ngải cứu - thảo dược quý trong vườn nhà
Cây ngải cứu có sẵn trong vườn nhà. Khi bị tê nhức tay chân, người bệnh có thể dùng ngải cứu rửa sạch, đun sôi với muối sau đó dùng nước để ngâm tay, chân còn bã đắp lên vùng cánh tay bị tê, đau. Cách làm này giúp kích thích lưu thông máu, cải thiện sớm tình trạng tê bì, đau nhức, khó chịu.
3. Chữa tê bàn tay trái bằng gừng
Gừng rất tốt cho sức khỏe
Gừng là thảo dược Đông y chuyên trị các bệnh về xương khớp, đau nhức tê bì tay chân. Hoạt chất shogaol, zingiberene và gingerol có trong gừng giúp kích thích bơm máu đến các cơ quan, giảm triệu chứng đau, tê.
Bạn chỉ cần chuẩn bị gừng tươi giã nhỏ cho nước vào đun sôi rồi thả muối hạt vào sau đó đợi nước còn ấm thì dùng để ngâm tay, ngâm chân.
4. Chữa tê bàn tay trái bằng cây trinh nữ
Câu trinh nữ (còn gọi là cây xấu hổ)
Cây trinh nữ có vị ngọt, tính hàn, giúp an thần, giảm đau, kháng viêm, chữa tê bì tay chân, đau nhức xương khớp. Người bệnh dùng 20 - 30g rễ cây trinh nữ, cho thêm nước sạch vào sắc thuốc còn khoảng 100ml thì uống 2 ngày.
Bạn cũng có thể tham khảo kết hợp cây trinh nữ với vương tôn, quýt gai, sơn thục, khúc khắc, tục đoạn, kê huyết đằng, dây đau xương mỗi loại 12g để sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.
5. Chữa tê bàn tay trái bằng thảo dược Đông y
Thảo dược Đông y mang lại nhiều công dụng
Bài thuốc Đông y trị tê bàn tay trái được áp dụng hiệu quả với 20g Thổ phục linh, 8g Thiên niên kiện, 8g Đương quy, 6g Bạch chỉ, 10g cốt thoái bổ. Đem sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần.
Thảo dược Đông y chữa tê bàn tay trái lành tính nhưng cần sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, bạn nên sớm tới bệnh viện để tìm hiểu bị tê bàn tay trái là do bệnh gì gây nên và có phương pháp điều trị khoa học nhất.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức