7 bí quyết ngăn ngừa hội chứng bàn tay – chân trong điều trị ung thư

10:38 Ngày 20/02/2021
Biện pháp hóa trị ung thư thường tác động chủ yếu đến các gene bị hỏng và các protein giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, quá trình này thường gây ảnh hưởng đến da, tóc và móng, vì vậy bàn chân và bàn tay chịu tác động nhiều nhất. Hội chứng bàn tay – bàn chân thường khiến người bệnh mất đi cảm giác và gặp khó khăn trong sinh hoạt, vận động. Hãy cùng tham khảo một số bí quyết ngăn ngừa hội chứng bàn tay – bàn chân dưới đây nhé!

Hội chứng bàn tay – bàn chân: Không thể coi thường!

Tác dụng phụ của điều trị ung thư không chỉ gây nên những tổn thương hệ thần kinh ngoại biên mà còn dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu được gọi chung là hội chứng bàn tay – chân.

Mặc dù những phản ứng phụ có thể gặp ở bất kì vùng da nào trên cơ thể, nhất là là những vùng tiếp xúc với quần áo bó sát, nhưng nặng nề nhất vẫn là ở khu vực bàn tay và bàn chân. Một số loại thuốc gây nên hội chứng này như: Capecitabine, Paclitaxel, Fluorouracil (5-FU), Docetaxel, Doxorubicin (Adriamycin), Liposomal doxorubicin, Sorafenib (Nexavar), Sunitinib (Sutent), Regorafenib (Stivarga)… Các loại thuốc này có thể gây tổn thương mao mạch dẫn đến các triệu chứng: sưng, đỏ, ngứa, đau rát, bong tróc da, thậm chí lở loét ở chân tay. Ngoài ra, cũng có báo cáo cho rằng hội chứng bàn tay – chân là do sự biển hiện quá mức của COX-2 dẫn đến phản ứng viêm trong quá trình hóa trị. Đặc biệt, những tuyến mồ hôi tay chân khi chịu tác động của hóa trị cũng dễ bị phù nề, giãn mạch máu dẫn đến da tay chân bong tróc, đem đến cảm giác bị châm chích, đau đớn.

hoi-chung-ban-tay-chan-1

Hội chứng bàn tay - chân sau điều trị ung thư gây mất cảm giác vận động 

Hội chứng bàn tay – bàn chân không chỉ gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt mà còn có thể dẫn đến lở loét, hoại tử, mất hoàn toàn khả năng vận động. Vì vậy, nếu bạn đang găp phải các phản ứng phụ sau khi điều trị ung thư cần phải lập tức báo với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng bàn tay – chân

Sau khi sử dụng thuốc điều trị ung thư, bạn có thể sẽ nhận thấy một số phản ứng từ bàn tay – chân của mình như:

- Xuất hiện các vết đỏ tương tự như bị cháy nắng.

- Bàn tay bàn chân thấy da khô, sần sùi, bong tróc.

- Cảm giác chân tay ngứa ran, tê nhức như bị kiến cắn hoặc kim châm.

- Da tay, chân nhạy cảm hơn, nhất là khi thay đổi nhiệt độ.

- Có thể xuất hiện bọng nước hoặc nứt nẻ da.

Các dấu hiệu trên có thể hình thành sau khoảng 2 tuần điều trị và giảm dần nếu biết áp dụng các biện pháp cải thiện triệu chứng.  

Mách bạn 6 bí quyết giúp giảm nhanh hội chứng bàn tay – chân

1. Bôi kem dưỡng ẩm

Nếu tay bạn đang bị khô ráp, bong tróc da rất khó chịu hãy giảm thiểu bằng cách bôi kem dưỡng ẩm nên bề mặt da. Bạn nên sử dụng các loại kem hoặc tinh dầu có nguồn gốc thiên nhiên như: tinh dầu dừa, bạc hà… và tránh xa những loại kem có chứa hóa chất sẽ khiến tình trạng da nặng nề hơn.  

 

hoi-chung-ban-tay-chan-2

Cải thiện tình trạng bong tróc bằng cách bôi kem dưỡng ẩm

2. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

 Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa cọ sát để giảm thiểu những thương tổn ở da.  

3. Hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ cao

Nếu bạn tiếp xúc với nhiệt độ cao, nước nóng, ánh nắng mặt trời sẽ khiến vùng da nghiêm trọng hơn. Vì vậy, tuyệt đối không tắm nước nóng, ngâm chân bằng nước nóng như lời đồn thổi nhé bạn!

4. Chườm mát

Chườm mát là cách hữu hiệu để cải thiện các triệu chứng đau, bỏng rát, khó chịu. Bạn có thể dùng viên đá mát bọc trong khăn xô để chườm lên những vùng da bị thương tổn.

5. Bổ sung vitamin B6

Vitamin B6 rất tốt để cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng vitamin B6 cần thiết mỗi ngày, hoặc tăng cường ăn các thực phẩm giàu B6 như: chuối, các loại hạt, thịt gà, cá hồi, bơ, khoai tây, rau xanh…

6. Một số điều cần tránh

Trong sinh hoạt hàng ngày bạn nên tránh sử dụng các dụng cụ phải cầm nắm chặt như dao, cuốc, xẻng… Tránh đeo găng tay cao su hoặc tiếp xúc với các loại xà phòng, hóa chất tẩy rửa. Ngoài ra, bạn cũng không nên vận động mạnh gây tổn hại đến da tay và chân.

7. Khám định kì theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Nếu tình trạng chân, tay của bạn không được cải thiện bạn nên thường xuyên theo dõi để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Xem thêm: Hậu quả của tê bì chân tay sau tai biến không phải ai cũng biết

Tĩnh mạch linh – Hỗ trợ giảm tê bì chân tay từ thảo dược tự nhiên

hoi-chung-ban-tay-chan-3

Tĩnh mạch linh ngăn ngừa tê bì chân tay

Khi các mạch máu bị tổn thương sẽ dẫn đến các triệu chứng ở bàn chân – bàn tay rất khó chịu. Hiểu được những lo lắng này, Tĩnh mạch linh được các dược sĩ nghiên cứu cụ thể từ bài thuốc cổ phương “Ngọc bình phong tán” sử dụng Phòng Phong, Hoàng kỳ, Bạch truật giúp hỗ trợ mạch máu, tăng cường vệ khí giúp mạch máu được lưu thông, giảm nhanh các triệu chứng tê bì và suy giãn tĩnh mạch.

Ngoài ra, Tĩnh mạch linh còn có các thành phần Đan sâm, Ngưu tất, Đương quy giúp hoạt huyết, giảm áp lực cho van tĩnh mạch, Hoa hòe giúp tăng sức bền thành mạch và Thiên niện kiện giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, tê bì chân tay.

Tĩnh mạch linh được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế, không gây tác dụng phụ cho người dùng.

Tags: Tê bì chân tay
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
7 bí quyết ngăn ngừa hội chứng bàn tay – chân trong điều trị ung thư
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức